TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.424
  • Tổng lượt truy cập: 7.813.019

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Bỏ lương cao về quê làm rau sạch

Đăng lúc: Thứ sáu - 01/05/2020 23:16 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
Bỏ lương cao về quê làm rau sạch

Bỏ lương cao về quê làm rau sạch

(TBKTSG) - Hơn ba tháng nay, người dân ở thị trấn Núi Thành (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đã dần quen với một cửa hàng bán nông sản sạch của một cô chủ trẻ nằm trên con đường chính ở phố huyện. “Dream Garden” - tên của cửa hàng - cũng là tên của hợp tác xã sản xuất rau an toàn với sự liên kết của bà con nông dân tại địa phương.

 

Anh Trí, chồng của Sang, bên tầng rau trồng hữu cơ trong nhà trồng rau thủy canh ở trang trại Dream Garden. Ảnh: Huỳnh Văn Mỹ

Lợi cho mình, lợi cho bà con

“Tôi mới ra nghề mà được khách hàng quan tâm thì thật là quý!”, cô chủ trẻ Huỳnh Thị Sang nói và cười rất tươi khi cân những bó rau cải và những quả bí đỏ, bí xanh cho hai phụ nữ vào lúc giữa mai. Hai khách hàng cho biết họ là thợ may và thợ làm tóc ở gần chợ Tam Giang, một xã nằm kề bên phố huyện, và họ vẫn thường đến đây mua hàng.

Giữa thị trấn có nhiều chợ quán nhưng Dream Garden vẫn có được một lượng khách nhất định là điều đáng mừng với cô chủ 27 tuổi. “Hàng của mình bán giá cao hơn 15-20% so với hàng ngoài chợ nhưng vẫn được khách chọn. Số khách đến đây mua hàng ngày càng tăng”, Sang nói, vẻ phấn chấn.

Nhưng từ toan tính đến hiện thực, theo Sang, có khá nhiều khó khăn, mà khó nhất chính là việc cô dứt bỏ công việc đang có để khởi nghiệp kinh doanh. “Khi nghe tôi nói sẽ về mở trang trại rau sạch, bạn bè trong công ty đều can. Các bạn nói mình là dân văn phòng, vô nghề trang trại đã khó, xông ra thị trường lại càng khó hơn...”, Sang kể lại. Người cũng có mối lo ngại không ít là mẹ của Sang, bởi “đang làm việc cho một công ty lớn, lương cao và được tăng đều đều mà lại bỏ về làm cái nghề cực nhọc, nhiều rủi ro, bất trắc”.

Nhưng vượt qua tất cả, điều ước mong cứ luôn thôi thúc cô gái lớn lên từ vùng đất cát bên sông bên biển, đó là phải làm gì đó vừa có lợi cho mình mà bà con cũng được lợi theo.

Sau hai năm làm việc cho tập đoàn viễn thông CNC ở Đà Nẵng kể từ sau ngày ra trường vào năm 2014, khi về làm nhân sự cho Công ty ô tô Trường Hải tại quê nhà Chu Lai, toan tính khởi nghiệp bắt đầu thức dậy trong Sang. Mơ ước về một khu vườn, một trang trại rau xanh trên vùng đất cát càng thúc giục cô sớm hiện thực hóa giấc mơ, nhất là khi thấy nhu cầu rau sạch của cư dân ở thị trấn ngày càng lớn nhưng vẫn chưa có mấy ai ở nơi này khai thác.

“Rau sạch là sản phẩm kinh doanh mong muốn của mình. Đó cũng là mong đợi của người tiêu dùng ở địa phương”, Sang nói. Cô đã đặt tên cho vườn rau của mình là Dream Garden - Vườn Mơ, khi quyết định nghỉ việc ở Trường Hải để tập trung xây dựng vườn rau theo hướng trang trại với cửa hàng bày bán sản phẩm vào giữa năm 2018.

Rủ nhiều người cùng làm rau sạch

Cô chủ trẻ Huỳnh Thị Sang bên mô hình rau thủy canh tại cửa hàng rau sạch Dream Garden của mình. Ảnh: Huỳnh Văn Mỹ

Để giới thiệu với khách hàng và những người đến tham quan, ngay tại hiên trước của cửa hàng Dream Garden, Sang lắp đặt một mô hình trồng rau thủy canh thu nhỏ có cả hệ thống tưới tự động. “Ngó trên mô hình thì đơn giản chứ việc xây dựng một nhà vườn thủy canh rộng cả ngàn mét vuông thì khá phức tạp”, Sang nói, tay nâng những bịch rau dền tươi mượt từ mô hình. Để có những thông tin kỹ thuật về trồng thủy canh, ngay khi còn làm việc ở Công ty Trường Hải, Sang đã tranh thủ những ngày nghỉ để đi đến các trại rau trong tỉnh, vào tận Đà Lạt để học hỏi, xem thêm những chỉ dẫn từ sách báo...

“Đi để học hỏi. Nhưng mình cũng phải tính tới sự khác biệt ở xứ mình - cái được, cái hạn chế - để có cách làm cho phù hợp”, cô chủ nông trại vốn là cử nhân chuyên ngành kinh doanh - thương mại giải thích. Đó là việc cô cho làm nhà lưới thủy canh có mái cao hơn so với ở Đà Lạt nhằm dễ thoát nhiệt cho cây rau, vì miền Trung có mùa nắng gay gắt kéo dài. Thêm nữa, ngoài tầng thủy canh còn có độ thoáng cho tầng trồng hữu cơ trên nền đất. Còn bể chứa nước tưới thì cô cho xây chìm để nước mát.

Miệt mài xây dựng, trồng trọt theo phương pháp mới, khi thu hoạch những sản phẩm đầu tiên vào giữa năm 2018 cũng là lúc Sang chính thức nghỉ việc ở Trường Hải. “Lúc đó tôi phải bán rau củ qua mạng vì chưa mở được cửa hàng. Được cái thuận lợi là ngay từ đầu, hàng của mình đã được khách trong vùng tin cậy”, Sang kể.

Cô chủ trẻ vẫn còn nhiều mối lo lắng trong việc mở mang diện tích trồng trọt cho trang trại. Điểm thuận lợi là khu vườn lập trang trại khá rộng. Ngoài hệ thống nhà thủy canh khoảng 1.000 mét vuông ở bước đầu, Sang còn bỏ vốn san ủi, cải tạo mặt bằng gần 2 héc ta đất vườn nhà và thuê mướn người trồng các loại rau màu khác đồng thời với việc mở rộng nhà thủy canh.

Với mục tiêu là một hợp tác xã rau sạch, ngay bước đầu, Sang đã tổ chức một nhóm hộ ở khu trang trại của mình (thôn Định Phước, xã Tam Nghĩa) trồng rau theo yêu cầu và hướng dẫn của cô để đạt quy chuẩn cung cấp cho Dream Garden. Hiện nay, để có đủ sản phẩm cho cửa hàng, Sang lấy thêm một số mặt hàng từ những cơ sở sản xuất đạt chuẩn VietGAP, có thương hiệu tin cậy để bán cho khách hàng.

“Tôi biết đồng vốn của mình còn hạn chế, nhưng vì quyết làm sớm nên phải “liều”. Vậy mà cũng hết gần một tỉ đồng, phải vay đến 400 triệu đó!”, Sang bộc bạch. Với tiềm năng thấy được qua hơn nửa năm vào việc, Sang nói giờ cô đã vững tâm đầu tư mở rộng sản xuất ngay tại trang trại. Cô cũng đang tính toán đầu ra mới cho sản phẩm của mình qua các bếp ăn tập thể ở một số nhà trẻ, khu công nghiệp trong và ngoài thị trấn. Việc mở rộng đầu ra đồng thời với việc mở rộng sản xuất từ các nông hộ tại địa phương theo mô hình hợp tác xã của Sang được địa phương ủng hộ.

Ông Châu Ngọc Khúc, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tam Nghĩa, cho biết xã này đã chọn một danh sách các nông hộ tham gia đợt tập huấn trồng rau sạch sắp tới. “Việc khởi nghiệp với rau sạch của chị Huỳnh Thị Sang ở địa phương chúng tôi có kết quả bước đầu khá tốt. Sắp tới, số nông hộ tham gia sản xuất để cung ứng rau sạch cho cửa hàng của chị Sang sẽ tăng lên sau đợt tập huấn chuyên môn do huyện, xã tổ chức”, ông Khúc nói.

Cũng là điều đáng nói, theo ông Khúc, sự ra đời của trang trại - cửa hàng rau sạch Dream Garden của Sang đã góp vào nhận thức của bà con nông dân địa phương về sự cần thiết của việc làm sau sạch. Đây cũng chính là tiêu chí làm kinh tế với rau sạch của Sang, như slogan của Dream Garden: “Rau an toàn vì sức khỏe là vàng”. 


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc