TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.421
  • Tổng lượt truy cập: 7.266.881

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Bài Nhập Môn_ Đỗ Trọng Khơi

Đăng lúc: Thứ bảy - 01/12/2012 03:16
Kể từ hồi thành lập chế độ XHCN dân ta đã mấy phen chứng kiến cảnh "khắc xuất, khắc nhập" địa lý hành chính các tỉnh, huyện. Mấy năm gần đây mốt phong trào XHCN này càng thêm phát triển. Ví dụ đặc biệt là việc sát nhập Hà Nội - Hà Tây. Ấy là "khắc nhập", tinh thần làm ăn lớn. Còn sự "khắc xuất", làm ăn nhỏ thì sao? Càng rầm rộ! Lý do? Một số địa phương chia lại các đơn vị hành chính tỉnh, huyện nhỏ ra, đơn giản là trở lại cách phân chia như cũ, cho rằng thích hợp hơn trong việc quản lý.

    Xưa người Pháp chia nhỏ các địa bàn tỉnh, huyện ra chính là để tránh trao quyền lớn, tập trung vào tay số ít người và vì vậy, mục đích việc chia nhỏ là phân quyền, chia ghế, chia lợi lộc cho tầng lớp quan lại nhằm qua lớp người tay sai này cai trị dân chặt chẽ hơn. Nay nước ta độc lập, dân chủ, lẽ này mục đích "chia để trị, chia lợi lộc phe giáp" vẫn còn là một giải pháp quản lý chế độ đặc hiệu? Nhìn sang thiên hạ, nhiều nước lớn, diện tích và dân số ở từng địa phương có khi lớn bằng cả nước ta, các vấn đề văn hoá, tôn giáo, sắc tộc, tập quán phức tạp cũng chả kém, vậy sao họ vẫn quản lý tốt được, bằng chứng là nước họ an ninh ổn định, khoa học và kinh tế thì phát triển cao? Vì vậy, câu hỏi tất yếu phải đặt ra: Xã hội Việt Nam có gì khác?    
      Một điều cần ghi nhận tình hình chính trị nước ta hiện đang ổn định, kinh tế có đà đi lên. Về vấn đề địa lý hành chính, an ninh chính trị không có gì nổi cộm, sao vẫn chia tách tỉnh, huyện? Câu trả lời cụ thể và sâu sát nhất là do tập tính manh mún, cố kết, tự cô lập kiểu "tre ấm bụi" dường đã ăn sâu trong nếp nghĩ, tính cách người Việt và nó dẫn đến động cơ phân quyền bản vị, cát cứ, chia bôi lợi ích. (Có vấn đề chia để trị không?) Một tỉnh nhỏ và nghèo như tỉnh Thái Bình chẳng hạn, hiện thời điểm tháng 4/ 2010 có 8 huyện, thị. Nguồn thu của tỉnh hàng năm chưa đủ để tự trang trải kinh phí cho các hoạt động từ chế độ lương tới xây dựng cơ bản, trung ương còn phải cấp kinh phí. Dự kiến sắp tới Thái Bình sẽ tách 4 huyện ra làm 8 huyện. Bộ máy hành chính vốn đã nặng nề nay lại càng thêm nặng nề gấp bội. Thêm huyện tất phải thêm tiền của để xây dựng các loại trụ sở và thêm người ăn lương. Tham nhũng đang là một vấn nạn lớn, thêm một cơ sở hành chính là nhân thêm mối lo về vấn nạn này. Dân còn nói toạc móng heo rằng : Có chia thế mới có ghế để quan trên bán, quan dưới mua! Và nhân dân có ý kiến đánh giá, lãnh đạo các cơ quan công quyền ở ta khó tránh được cách lựa chọn nhân sự, ê kíp kiểu miền vùng, phe giáp  và dường như ở cấp vĩ mô - Trung ương cũng còn nhiều vướng vấp cung cách quản lý theo tập tính "trưởng thôn, già bản" này. Qủa vậy thì đúng là căn bệnh tiểu nông - tiểu nhược - tiểu... vân vân cực nặng, khó bề cứu chữa được.         

   Việt Nam là một nước nhỏ. Nhiều người trong chúng ta còn nặng mang tâm lý mặc cảm "tiểu nhược" khi đối diện với người nước ngoài. Ấy thế mà trong việc quản lý đất nước, chính chúng ta lại cứ tự xé nhỏ mình ra. Xé từ hình thức địa giới đến tư tưởng, tình cảm. Có thể coi đây là một căn bệnh truyền kiếp thì gốc của bệnh không gì ngoài tập tính tiểu nông manh mún. Chiếu giữa đình - kẻ cả trong làng vẫn còn là cơn khát của người Việt. Tập tính này, rõ ràng luôn cho người Việt phương thuốc an thần hữu hiệu mỗi khi gặp việc lớn, ngoài khả năng quản lý của mình. Và sâu rộng hơn, đây chính là lý do quan yếu gây cản trở chúng ta chưa thể xây dựng được một nền tự do - dân chủ thực sự. Bởi tập tính tiểu nông, phe giáp chính là nền tảng, là cơ sở hạ tầng cố kết của nhà nước phong kiến, quân chủ nghìn xưa.  

 
 
Đất nước chậm phát triển chính là do con người chưa vượt lên được chính mình. Ngại mở cửa hội nhập sẽ làm mất địa vị và lợi ích của cá nhân vốn chỉ biết “ta về ta tắm áo ta", không đủ bản lĩnh vươn xa ra biển lớn. GS Tương Lai tiếp tục nhìn lại những bài học quá khứ để có bước đột phá mới trên tinh thần "tỉnh táo, biết mình, biết người để chủ động và dũng cảm đón nhận thử thách, biến thử thách thành vận hội".
Làng xã khép kín và giấc mộng tiểu nông
Hệ thống làng xã khép kín và tự trị vốn có tác dụng trong tổ chức chống ngoại xâm, chống ảnh hưởng VH ngoại lai và âm mưu đồng hóa, bảo vệ VH truyền thống. Đồng thời, chính hệ thống ấy cũng kìm hãm phát triển sản xuất, kìm hãm sự giao lưu, duy trì nền kinh tế gia trưởng tự cung tự cấp. Là một nước có nền nông nghiệp sớm phát triển, đã từng xuất khẩu gạo nhưng đến nay, nông nghiệp của ta vẫn ở trình độ thấp.
Lịch sử dựng nước của ông cha ta là từ đất tổ Hùng Vương, vùng rừng núi trung du, tiến về châu thổ sông Hồng, sông Mã, rồi men theo duyên hải, tiến về vịnh Thái Lan. Đã đành dựa vào cấu tạo hình thể của thế liên hoàn núi sông để mở nước là một sự ràng buộc khách quan của lịch sử, song ra đến mép nước Thái Bình Dương mà vẫn không có được cái can trường xông pha sóng nước, với hơn 3000 km bờ biển mà không có được những đội thương thuyền vượt đại dương thì quả là “có vấn đề”!
Cung cách làm ăn của làng tiểu nông, lối sống tiểu nông có được sự cần cù, nhẫn nại đi liền với an phận nhưng thiếu đi sự táo bạo dám mạo hiểm phiêu lưu để lập nghiệp. “Giấc mộng tiểu nông” ru ngủ con người trong tâm lý an cư lạc nghiệp mà ngại xê dịch đổi thay. Chỉ cần “còn ao rau muống còn đầy chum tương” là đã có thể ung dung nhìn ngắm sự đời... Con người dễ bằng lòng với cái hiện có, dễ thỏa hiệp, ngại “rút dây thì động rừng”, cho nên chủ trương “cơm sôi nhỏ lửa”, “một điều nhịn là chín điều lành”. Cái đã có, cái hiện có vốn quen thuộc và có uy lực vì nó mang tính ổn định. Đặc biệt là cái đã có của xã hội cổ truyền được trầm tích lại trong suốt chiều dày lịch sử, hàng nghìn năm không có mấy đổi thay về kỹ thuật sản xuất. Cái đã có tạo thành một lớp váng dày đặc trên mặt nước ao tù.
Nền kinh tế tự cung tự cấp đã đến độ hoàn chỉnh, khép kín vậy nên các ngành nghề thủ công dù đạt đến độ tinh xảo và chiếm một tỷ lệ khá cao vì phần lớn người nông dân đều làm nghề thủ công nhưng vẫn là “nghề phụ”, tự sản tự tiêu ở cái chợ làng hay chợ phiên tháng họp vài lần. Cho đến thế kỷ XVIII vẫn chưa xuất hiện nổi thành thị với tư cách là trung tâm công thương nghiệp. Thậm chí ngay kinh thành Thăng Long buổi ấy cũng chỉ là cái chợ phiên lớn mà thôi. Lối sống đô thị theo ý nghĩa đích thực của nó cho đến đầu thế kỷ XX vẫn chưa hình thành được ở ngay những trung tâm gọi là đô thị.
Gánh nặng tâm lý "trâu ta ăn cỏ đồng ta"
Tâm lý “trọng nông, ức thương” vẫn giữ thế chủ đạo trong mọi cung cách ứng xử dù người ta sống ở làng quê hay “kẻ chợ”. Nhìn từ khía cạnh tiêu cực, đây chính là thứ xiềng xích về tư tưởng, không cho bung ra. Tâm lý “trâu ta ăn cỏ đồng ta” ngăn chặn mọi sự đổi mới, vươn xa, bóp chết những khát vọng giải phóng cá nhân để tự đặt mình vào những điều kiện mới kích thích và phát huy năng lực mới, cổ vũ sự sáng tạo.
Hương ước và tập quán, một mặt giúp gìn giữ bảo lưu những giá trị thuần phác và tốt đẹp của văn hóa làng xã, nhưng mặt khác lại khuôn mỗi cá nhân vào các lối mòn quen thuộc. Chính cái bộ luật đó đã giám sát con người rất chặt, không cho đi chệch khỏi đường mòn mà ông cha đã đi, một “biến tấu” của điệp khúc đạo đức học Khổng Mạnh “kế, thuật, vô cải”, nối tiếp, làm theo không thay đổi mà các nhà Nho tác động đến tâm lý xã hội.
Xã hội nông nghiệp lạc hậu kéo dài triền miên, không mấy đổi thay về kỹ thuật sản xuất, không chuyển nổi sang sản xuất hàng hóa ấy đã sản sinh và lưu giữ những nét tiêu cực trong tính cách con người VN, điều ấy bộc lộ rõ khi đất nước chuyển sang CNH - HĐH. Cung cách làm ăn và thói quen ứng xử của xã hội tiểu nông luyện cho con người lối tư duy “năng nhặt chặt bị” và khuyến khích sự “khéo tay, hay làm”.
Theo cách nhìn thông thường thì đó là những thói quen tốt của con người “hay lam hay làm”. “Cần cù, nhẫn nại” vốn là nét đức hạnh mà các bậc cha mẹ muốn rèn dạy cho con cháu. Nhưng, từ một cách tiếp cận khác, có thể thấy rằng cũng chính nét “đức hạnh” ấy sẽ kìm giữ con người trong khuôn khổ cũ, thói quen cũ, tập quán cũ mà xa lạ với sự canh tân, không dám vứt bỏ thói quen đã thành nếp sống, không dám vứt bỏ cách làm cũ, nếp tư duy quen thuộc để vươn xa hơn, chí ít là cũng đạt được năng suất lao động cao hơn.
Năng suất thấp của sản xuất nông nghiệp lạc hậu “giật gấu vá vai” không tạo ra thặng dư, không có tích lũy! Vì, chỉ “năng nhặt chặt bị” thì không thể có cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ. Cái cày chìa vôi từ thế kỷ XI vẫn phổ biến trên cành đồng Việt Nam thế kỷ XX! Cách nghĩ và cách làm ấy dẫn đến cái logic của lối ứng xử “bớt bát, mát mặt ” trong sự tự bằng lòng “cơm ba bát, áo ba manh, đói không xanh, rét không chết”. Thế là được!
Một khi mà năng suất lao động quá thấp, người ta buộc phải tự thích nghi, tự an ủi đối với một nhu cầu cực kỳ hạn hẹp “thịt cá là hương hoa, tương cà là gia bản”. Chẳng những thế, còn tự ngụy biện để che lấp một sự thật đói nghèo bằng một triết lý quái gở: “sống về mồ mả, ai sống vì cả bát cơm”. Nhưng thật ra, đấy lại là sự phản ánh một trạng thái tâm lý bất lực và tự huyễn về thế giới bên kia theo kiểu “sống gửi, thác về”.
Đề cao chủ nghĩa kinh nghiệm
Rõ ràng “khéo tay hay làm” chỉ có thể dẫn tới chủ nghĩa kinh nghiệm. Đề cao một chiều “trăm hay không bằng tay quen”, tức là tán dương CN kinh nghiệm mà khước từ sự tìm tòi, sáng tạo và tự học hỏi. Cung cách ấy không thể không dẫn đến sự bảo thủ, trì trệ, chỉ tập cho con người đi theo một lối mòn quen thuộc, cổ vũ cho lối suy nghĩ “cứ ngựa quen đường cũ”. Chính cái CN kinh nghiệm ấy dẫn đến triết lý “ông bảy mươi phải học ông bảy mốt”, củng cố vững chắc cái trật tự “lão quyền” để duy trì phương châm “sống lâu lên lão làng”. Đó là một lực cản ghê gớm vì nó bóp chết mọi khát vọng của lớp trẻ muốn thoát ra cảnh “ao tù nước đọng”. Triệt tiêu mọi khát vọng muốn chọc thủng lớp bèo dày đặc trên mặt nước ao tù ấy để khơi thông dòng chảy. Nền văn minh lúa nước dẫm chân tại chỗ trong cả chiều dài lịch sử đã vỗ về, ru ngủ con người trong “giấc mộng tiểu nông”!
Khi nước Nhật của vua Minh Trị mở cửa để tiếp nhận nền văn minh CN thì triều đình Tự Đức lại đóng cửa, khước từ mọi canh tân. Bài học mất nước có nhiều, nhưng mất thời cơ là cái mất oan uổng nhất. Trong “Thời vụ sách”, Nguyễn Lộ Trạch viết:“Hiện nay thời thế như cục ung thư lớn. Trị thì không có phương thuật. Không trị chăng? Thì không thể cam ngồi mà ngó.Điều lo trong thiên hạ không phải ở chỗ nước yếu và nghèo, mà ở chỗ không gắng sức làm việc tự cường”. Không “làm việc tự cường được” là do lối suy nghĩ trì trệ: “nước ta thì từ trước cấm dân đi ra hải ngoại, dân không đi buôn xa, trong nước không có bọn buôn, mà muốn dắt người buôn nước ngoài đến, thế chưa có thể vội được” như lời các trọng thần tâu lên vua Tự Đức. “Chưa có thể vội” khi mà những chiến thuyền thực dân đã áp sát cửa sông, súng xâm lược đang chực nhã đạn! Mất nước là điều khó tránh khỏi.
Triền miên trong giấc mộng tiểu nông để khi bừng con mắt dậy... thấy mình tay không!“Rốt cuộc, mọi người đều buộc phải nhìn những điều kiện sinh hoạt của họ và những quan hệ giữa họ với nhau bằng con mắt tỉnh ngộ”, như Các Mác đã từng phân tích rõ: “nguyên lý của đại công nghiệp là phân giải mọi quá trình sản xuất xét ngay trong bản thân nó và trước hết không liên quan gì đến bàn tay con người, thành những yếu tố cấu thành của nó”!
Chỉ có điều, nền văn minh đại CN ấy lại do những người Pháp thực dân chuyển tải đến. Là thực dân xâm chiếm thuộc địa, việc đầu tiên họ làm là chiếm đất, khai thác đồn điền, vừa lợi dụng được nhân công rẻ mạt vốn có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp không phải mất nhiều công của đầu tư đào tạo nghề, dễ đạt mục đích thu lợi nhanh. Vì thế, “đại công nghiệp” chưa phải là điểm ưu tiên.
Mặt khác, chính Pasquier, toàn quyền Đông Dương lại hiểu rất rõ cái đặc điểm “làng Việt Nam”: “một tổ chức phức tạp như thế, dễ bảo như thế, một tổ chức mà trong đó không bao giờ thấy có một viên kỳ mục nào hành động đơn độc cả, một tổ chức đã tồn tại theo truyền thống từ rất xa xưa, tổ chức đó chúng ta không nên đụng chạm tới, kẻo làm dân chúng bất bình, xứ sở rối loạn”. Bởi vậy, cuộc đảo lộn xã hội tiểu nông đầu tiên là việc thực dân Pháp xâm lược, du nhập nền văn minh phương Tây vào Việt Nam, tuy có những tác động, trước hết là ở các vùng đô thị và khu vực “trực trị”, còn nói chung, với cái làng của nông thôn và nông dân Việt Nam thì tác động ấy chưa nhiều. Phải đợi đến Cách Mạng Tháng Tám năm 1945, mới thật sự có sự bừng tỉnh thật sự.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc