TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.434
  • Tổng lượt truy cập: 7.220.786

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Bài nhập môn_su dung vi tính văn phòng

Đăng lúc: Thứ bảy - 01/12/2012 15:38
SỬ DỤNG MÁY IN - Sử dụng ở những nới khô ráo, không bụi bẩn - Đặt nơi bằng phẳng, dây cáp máy in và cáp điện phải gọn gàng. Nên đặt máy ở nơi thông thoáng và ngoài tầm với trẻ em.
-          Không sử dụng máy trong khi di chuyển.
-          Không nên sử dụng loại giấy quá mỏng, chất lượng kém vì giấy còn sót tạp chất có thể gây xước. Bắt buộc phải dùng giấy tốt, kích cỡ đồng đều. Không dùng giấy đã bị ướt, nhăn nheo và dùng lại giấy đã in một mặt. Vì có thể bị kẹt giữa các bánh răng làm gãy một số cơ cấu chuyển động, đặc biệt nếu là máy in phun sẽ khiến cong đầu phun, tăng áp lực mực, gây trục trặc không thể khắc phục.
-          Đặt máy ở chế độ thường trực ngay cả lúc không dùng trong giờ làm việc,giữ cho mực không vón cục và biến chất
-          Khi xuất hiện vệt mờ theo chiều dọc trang in, thì mang hộp mực ra lắc đều. Sau đó, nếu không còn thấy tình trạng này thì có nghĩa là hộp mực sắp hết, chỉ có thể in thêm vài chục trang nữa
-          Trong trường hợp cần thay thế Mực in , vui lòng chọn sản phẩm chính hãng HP
v     Mực in chính hãng sẽ giúp kéo dài tuổi thọ máy in và có các tính năng như :
Ø      Không bị rò rỉ, chảy mực.
Ø      Mau khô nên không làm lem hay nhòe màu.
Ø      Không làm mòn các bộ phận điện tử.
Ø      Được đặc chế để giữ cho mặt giấy luôn phẳng khi in.
Ø      Chữ in sắc nét, hình ảnh rõ ràng.
Ø      Tiết kiệm được chi phí về lâu dài.
2. SỬ DỤNG MỰC IN :
-          Không được để hộp mực lâu ngoài không khí vì mực sẽ bị khô. Với bình mực máy in laser, không được để ngoài ánh sáng mà phải cho vào túi nhựa đen cột lại. Nếu không dùng máy trong thời gian dài, nên tháo hộp mực ra cho vào hộp kín bảo quản.
3. HƯỚNG DẪN KHI MÁY IN BỊ KẸT GIẤY :
            Giấy bị kẹt có thể do các nguyên nhân sau :
Ø      Giấy quá mỏng: Trường hợp này nên sử dụng đúng loại giấy được nhà sản xuất khuyến cáo (thông thường là giấy có định lượng từ 75g/m2 trở lên).
Ø      Giấy bị ẩm: Trong những ngày mưa nhiều, giấy rất dễ bị ẩm. Nên chú ý bảo quản giấy bằng cách để trong bao nhựa kín chống ẩm và chỉ nên nạp giấy vừa đủ dùng.
Ø      Trục kéo giấy bị mòn: sau một thời gian sử dụng trục kéo giấy của máy in bị mòn nên không còn lấy giấy đúng một tờ nữa. Trường hợp này nên liên hệ với trung tâm bảo hành để được sửa chữa, thay thế phụ tùng.
Ø      Bât trục đổi hướng giấy ra trong lúc máy đang in. Máy in thường có chốt bật để đổi hướng giấy in ra, nếu bật chốt này trong lúc máy đang in, giấy sẽ bị kẹt.
v     Khi bị kẹt nên xử lý ra sao ?


                                                                                      Khi máy in bị kẹt giấy, bạn lần lượt làm như sau :
a)     Tắt điện nguồn máy in.
b)     Mở nắp máy, tháo hộp mực.
c)      Tùy theo phần giấy nhô ra, bạn dùng hai tay kéo nhẹ để rút ngược giấy đi vào
hay rút tiếp tục theo chiều giấy đi ra. Thao tác nhẹ nhàng tránh làm rách giấy, không giật mạnh tay.
v     Giấy bị rách kẹt lại một mẫu nhỏ bên trong máy in, phải làm sao ?
-          Trong trường hợp này, bạn lắp hộp mực trở lại, đóng nắp máy, mở điện nguồn.
Máy in sẽ quay các trục lăn và đẩy mẫy giấy kẹt bên trong ra. Nếu vẫn không được, bạn tắt máy, bật trục đổi hướng rồi mở điện trở lại. Một số máy in có thêm công tắc hay chốt gạt đẩy giấy, bạn bấm công tắc này để trục lăn quay đẩy mẫu giấy kẹt ra.  Nếu đã làm như trên mà vẫn không lấy mẫu giấy rách ra được, tốt nhất bạn nên liên hệ với trung tâm bảo hành. Không nên cố dùng vật nhọn cạy gỡ hay tháo máy ra.
4. VỆ SINH MÁY:
-          Hàng tuần hoặc khi máy bẩn
-          Tắt máy, rút hộp mực ra khỏi máy
-          Dùng cọ mềm quét sạch bụi bám trên bề mặt máy in.
-          Dùng thiết bị thổi/hút sạch bụi, hạt mực, giấy vụn rơi trong máy
-          Chắc rằng máy đã không còn bụi, cát hoặc hạt cứng
-          Dùng khăn mềm (đã tẩm hóa chất chuyên dụng cho việc vệ sinh máy in ) lau sạch.
-          Không xịt chất hóa chất trực tiếp lên máy in
-          Không tắt máy đột ngột :Với máy in phun màu, không nên tắt máy ngay khi vừa in
xong mà phải chờ cho máy đủ thời gian thực hiện thao tác che đầu in lại, tránh cho mực bị khô.
-          Không sử dụng hóa chất lau chùi, tẩy rửa phổ thông.
-          Không dùng khăn cứng, hoặc khăn không sạch, khăn có dính bụi, cát…
-          Trình tự vệ sinh như sau: lau máy in  => thổi/ hút bụi, hạt mực , giấy vụn
 => vệ sinh hộp mực => đóng máy lại . Để máy khô và sử dụng bình thường
-          03 tháng 1 lần mang máy đến Chuyên gia để vệ sinh máy bằng các thiết bị chuyên
dụng (chi phí khoảng 50.000 đồng/lần)

Khắc phục 6 lỗi "kinh điển" khi in
Nếu bạn là người làm công tác văn phòng, chắc hẳn các sự cố mà máy in gây ra khiến bạn gặp không ít phiền phức. Sau đây là sáu sự cố thường gặp nhất và hướng giải quyết.
Máy in là thiết bị được người dùng văn phòng sử dụng rất nhiều, do đó những trục trặc về máy in thường gây ra tình trạng gián đoạn công việc - Máy in Epson Stylus Photo R270 - Ảnh: Internet
 
Các sự cố liên quan đến máy in xảy ra ở hầu hết các chủng loại (bao gồm cả máy in laser và in phun). Trong đó, máy in laser thường dễ khắc phục hơn so với máy in phun. Các sự cố xảy ra chủ yếu liên quan đến thao tác đọc lệnh từ người dùng, chế độ lưu cache (bộ nhớ đệm) trong máy, máy in bị kẹt giấy, dịch vụ in bị lỗi hay hiện tượng nghẹt đầu phun, tràn bộ đệm trên máy in phun.
1. Ra lệnh nhưng máy không in
Trường hợp này thường xảy ra do người dùng gửi quá nhiều lệnh in đến máy, khiến quá trình in bị…”treo” hoặc vùng cache đã quá đầy. Để giải quyết vấn đề này, bạn nhấn đôi vào biểu tượng máy in đang hoạt động trên khay hệ thống, lúc này sẽ thấy một loạt các tài liệu in đang ở trạng thái Waiting, bạn hãy xoá sạch hàng đợi này, bằng cách truy cập menu Printer > Cancel All Documents (nếu chỉ muốn xoá riêng từng tài liệu, bạn nhấn chọn tài liệu đó, rồi bấm phím Delete). Khi đó, máy sẽ vẫn tiếp tục in vài trang cuối cùng (do lưu lại trong cache), bạn phải chấp nhận “hi sinh” vài trang nháp trước khi có thể in lại như bình thường.

2. Hiện tượng đèn vàng nhấp nháy liên tục
Triệu chứng dễ thấy nhất là lúc bạn đang in tài liệu, bất ngờ máy không tiếp tục in, đồng thời đèn báo hiệu màu vàng trên máy in chớp tắt liên tục. Có hai nguyên nhân gây ra sự cố này: máy in bị kẹt giấy hoặc giấy chưa thực sự tiếp xúc với bộ phận nạp giấy.
+ Máy in bị kẹt giấy: Trường hợp này không gì khác hơn là bạn phải “gỡ” giấy in bị lỗi ra khỏi máy. Tuy nhiên tránh tình trạng kéo giấy trực tiếp từ khay, vì điều này có thể làm hỏng DRUM, khiến việc in ấn sau này sẽ khó khăn hơn. Khi gặp tình trạng này, đầu tiên bạn tiến hành tắt máy in (nhấn nút Power off sau/bên hông thân máy), kế đến mở phần nắp đậy ở phía trên (đối với dòng máy in Canon LBP) hoặc nắm chặt phần gờ và kéo bật ra về phía ngoài (với một số dòng Laser HP), lúc này bạn hãy lấy hộp mực (cartridge) ra khỏi máy và kéo phần giấy bám vào thanh cuộn ra ngoài. Cuối cùng, lắp hộp mực trở lại và tiến hành quá trình in ấn bình thường.

+ Giấy chưa tiếp xúc với bộ phận nạp: Trường hợp này rất dễ phát hiện, khi sự cố xảy ra bạn sẽ nghe tiếng “rít” của động cơ máy in đang hoạt động, bạn hãy đẩy khay giấy sát vào, cho tới khi giấy được cuộn và in dễ dàng.
3. Máy in không thể kết nối với dịch vụ
Khác với hai sự cố trên, tình trạng này xảy ra ngay khi bạn in trong lần đầu tiên. Một thông báo thường có dạng Can not start spooler service xuất hiện và quá trình in không thực hiện được. Một số trường hợp in qua mạng dưới hình thức chia sẻ máy in, bạn cũng nhận được thông báo tương tự với dòng trạng thái Server down
+ Can not start spooler service: Phần lớn nguyên nhân gây ra sự cố này là do dịch vụ in ấn đã bị vô hiệu hóa (disable) hoặc cáp kết nối giữa máy in đến máy tính không tiếp xúc tốt. Để giải quyết tình trạng này, bạn nên kiểm tra lại đầu cáp (một số loại máy in rất “kén” cáp và chỉ hoạt động với một số cáp gốc hoặc cáp tương thích) và đảm bảo rằng cáp đã được lắp đúng vị trí. Tiếp đến, bạn vào Start > Run, gõ lệnh services.msc và tìm đến nhánh Print Spooler, nhấn đôi vào dịch vụ này và chọn Automatic trong phần Startup type, sau đó nhấn nút Start để khởi động dịch vụ.


+ Server down: Chỉ xảy ra khi bạn in qua môi trường mạng (sử dụng máy in chia sẻ), nguyên nhân chủ yếu là do máy chủ đã tắt, vì vậy thông tin không thể xuất ra máy in, bạn chỉ cần bật máy tính chia sẻ, công việc in ấn sẽ trở lại như thường.
4. Hiện tượng đèn vàng và đỏ nhấp nháy liên tục
Sự cố này thường xảy ra nếu bạn đang dùng các máy in phun. Dấu hiệu này cho biết hộp mực kết nối đã có vấn đề (sử dụng mực bơm lại hoặc chip trên hộp bị lỗi). Trường hợp này, có hai hướng giải quyết:
- Hướng phần cứng: Sử dụng các công cụ reset chip (công cụ này hiện có bán khá nhiều ở các cửa hàng tin học, mỗi loại máy in sẽ có thiết bị reset chip và cách sử dụng khác nhau, bạn nên liên lạc và cung cấp thông tin về máy in đang sử dụng để được cấp thiết bị phù hợp) hoặc đơn giản hơn, bạn có thể lắp đặt các hệ thống in liên tục (những hệ thống này đã được reset chip sẵn đảm bảo tương thích tốt nhất với từng dòng máy in phun). 
- Hướng phần mềm (chỉ sử dụng cho dòng máy in Epson): Bạn cài đặt công cụ SSC Utility 4.3, công cụ này cho phép reset chip hộp mực của hầu hết các máy in phun Epson. Sau khi tải về, chương trình sẽ nhận dạng hộp mực và hiển thị mức mực còn lại trong hệ thống. Tiếp đến, bạn nhấn phải vào biểu tượng SSC trên khay hệ thống. Lúc này, bạn để ý đến thông báo hiển thị của phần mềm điều khiển Epson:
+ Nếu dòng thông báo có dạng maintanice needed, bạn vào Protection counter > Reset Protection Counter, khi xuất hiện thông báo Has the ink pad been replaced, bạn chọn Yes.
+ Nếu dòng thông báo có dạng Locked out, bạn vào Protection counter > Clear counter overflow. Tiếp tục chọn mục Extra > Soft reset và đợi trong khoảng năm giây để máy in reset. Sau cùng, bạn chọn lại chức năng Reset Protection Counter như trên, đồng thời tắt nguồn và khởi động lại máy in.
5. Hủy tài liệu đang in
Đây là một sự cố cũng thường xảy ra, bạn đã ra lệnh in hàng chục trang tài liệu, bất ngờ bạn muốn hủy và không tiếp tục in các trang còn lại. Làm thế nào?
Để giải quyết vấn đề này, bạn vào Start > Run, gõ lệnh Cmd. Tại cửa sổ Command Prompt, bạn gõ vào hai dòng sau Net stop spooler, nhấn Enter để dừng dịch vụ in, sau đó gõ tiếp Net Start spooler để kích hoạt lại dịch vụ in.
6. Bản in bị sọc hoặc không xuất hiện chữ
Khi gặp hiện tượng này, bạn nên kiểm tra lại lượng mực in còn trong hộp (thông qua biểu tượng trạng thái ở khay hệ thống), nếu mực trong máy vẫn còn, rất có khả năng bị nghẹt đầu phun, khiến mực không phun hoặc phun lên giấy không đều gây ra hiện tượng bản in bị sọc.
Để khắc phục sự cố, bạn truy cập vào các công cụ tiện ích của máy in (Utility), chọn lệnh Clean Cartridge (hoặc Nozzle Check) và làm theo các bước hướng dẫn để làm sạch đầu phun.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc