Tìm hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các Doanh nghiệp ngòai quốc doanh và diễn biến tình hình chung về nền kinh tế thế giới với những lãnh vực có liên quan đến họat động, sản xuất và kinh doanh của đơn vị hiện nay
“PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU TẠI DNTN GIẤY & VPP THÀNH CÔNG”PHẦN ITÌNH HÌNH TRƯỚC KHI XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU I/- NHẬN THỨC: 1/- Tìm hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các Doanh nghiệp ngòai quốc doanh và diễn biến tình hình chung về nền kinh tế thế giới với những lãnh vực có liên quan đến họat động, sản xuất và kinh doanh của đơn vị hiện nay;
2/- Nhận thức về mô hình họat động và sản phẩm của đơn vị trong nền kinh tế thị trường hiện nay;
II/- MỤC TIÊU: 1/- Xác định các sản phẩm của đơn vị phải mang tính cạnh tranh về giá cả đối với hàng ngọai nhập để phục vụ thiết thực về các nhu cầu có liên quan đến đời sống nười dân hiện nay;
2/- Hường ứng chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về việc thực hiện cuộc vận động
“NGƯỜI VIỆT NAM - SỬ DỤNG HÀNG VIỆT NAM”; III/- TỔ CHỨC BỘ MÁY:- Hiện nay, đơn vị đang thực hiện theo mô hình thuận tiện (gia đình);
- Tổng số Cán bộ, công nhân lao động có khỏang 80-85 ngừơi;
Trong đó có khỏang 50-55 công nhân có Hợp đồng Lao động; Có 02 trình độ Đại hóc, 02 trung cấp kỹ thuật và 20 có trình độ Trung học Cơ sở, còn lại trình độ văn hóa thấp và lao động thời vụ;
IV/- HIỂU VẾ CÁC TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU: - Doanh nghiệp phải hiểu và xác định đúng đắn về các tiêu chuẩn để xây dựng Thương hiệu; Đây chính là những chiến lượt quan trọng trong việc định hướng về kế họach xây dựng, phát triển sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế hội nhập hiện nay;
- Qua thực tiển kinh nghiệm, các nhà nghiên cứu quản trị kinh doanh đã xác định có 14 nhóm rủi ro lớn có thể xảy ra, mà các Doanh nghiệp trong quá trình quản lý và phát triển đơn vị cần phải nghiên cứu và phòng ngừa rủi ro xảy ra;
Nội dung 14 nhóm vấn đề về những rủi ro có thể xảy ra như sau:
1/- Định hướng tới kế họach; 8/- Học tập các tổ chức khác;
2/- Cam Kết của lãnh đạo; 9/- Phản ứng nhanh;
3/- Sự tham gia của tất cả mọi người; 10/- Định hướng quá trình;
4/- Phát triền nhân lực; 11/- Quản lý mang tính hệ thống;
5/- Tầm nhìn xa; 12/- Họat động phòng ngừa;
6/- Trách nhiệm đối với Cộng động; 13/- Họat động phòng ngừa;
7/- Cải tiến không ngừng; 14/- Quan hệ với đối tác;
PHẦN IITỔ CHỨC THỰC HIỆN I/- XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU:- Nhận thức về việc
“PHÒNG NGỪA RỦI RA TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU” chính là một trong những chiến lượt quan trọng trong quá trình định hướng kế họach xây dựng, phát triển của đơn vị trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện nay;
II/- CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN:1/- Phải nhanh chóng thay đổi nhận thức về công tác quản lý và quá trình đào tạo tay nghề cho Cán bộ Công nhân từ hình thức gia đình sang công tác tổ chức huấn luyện hiện đại;
- Phải tuyển chọn Cán bộ, công nhân có trình độ tay nghề chuyên môn phù hợp với lãnh vực sản xuất, kinh doanh của đơn vị;
- Hạn chế tuyển lao động phổ thông, công nhân thời vụ có trình độ văn hóa thấp…
2/- Phải mạnh dạn đầu tư để cử Cán bộ, công nhân tham dự các khóa huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao nhận thức và trình độ kỹ thuật, chuyên môn;
III/- NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG:Phải đổi mới nhận thức về công tác phân phối sản phẩm của đơn vị hiện nay từ lãnh vực gia đình, tự cung tự cấp, làm đến đâu bán đến đó hoặc sản xuất tùy theo yêu cầu của khách hàng …thiếu tính chiến lược về công tác Maketting để quản bá thương hiệu và sản phẩm; Đây chính là một vấn đề cực kỳ quan trọng, nó liên quan đến quá trình xây dựng và phát triển của đơn vị, là một khâu trọng yếu trong việc vần đề phòng ngừa rủi ro trong quá trình xây dựng thương hiệu của đơn vị trong nền kinh tế thị trường hiện nay;
Để giải quyết vấn đề này, cần phải thực hiện những biện pháp như sau:
1/- Tuyển Cán bộ có trình độ, nghiệp vụ về công tác Maketting để thành lập tổ chuyên môn làm công tác nghiên cứu thị trường, thị phần và giá cả từng chủng lọai sản phẩm trong và ngòai nước về các mặt hàng có liên quan đến lãnh vực sản xuất, kinh doanh của đơn vị;
2/- Có bộ phận Maketting mở rộng tại các tỉnh, thành phố trong cả nước và cả việc nghiên cứu về nhu cầu, giá cả các sản phẩm có liên quan đến đơn vị tại nước lân cận với Việt Nam như CamPuchia, Lào…
IV/- MÔ HÌNH QUẢNG CÁO: Song song với việc đầu tư và đổi mới về công tác nghiên cứu thị trường, tạo thị phần mới của đơn vị thì công tác xây dựng mô hình quảng cáo cũng là một trong những vấn đề quan trọng có liên quan đế việc phòng ngừa rủi ro trong quá trình quản trị thương hiệu của đơn vị;
Để giải quyết vấn đề này, cần phải thực hiện những biện pháp như sau:
1/- Phải đưa mô hình Logo của đơn vị trên từng sản phẩm;
2/- Trên bao bì phải in rõ ràng Logo, tên, địa chỉ, số điện thọai liên lạc của đơn vị;
3/- In Card cho các Cán bộ, nhân viên làm công tác Maketting;
4/- Tham gia quảng các sản phẩm và Logo của đơn vị trên các Báo, tham gia Hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, tham gia các họat động xã hội, từ thiện ….
5/- In hình Logo của đơn vị trên áo đồng phục hoặc in trên áo mưa để tặng cho công nhân, tặng cho khách hàng và nhất là đối với nhân viên tiếp thị, nhân viên giao hàng;
6/- Trong dịp tết hàng năm, đơn vị phải nên in lịch Bloc, lịch tờ để tặng khách hàng hoặc tham gia quảng cáo trên Tập tin, Báo Xuân của các Trung tâm Văn hóa Quận-Huyện nhằm quảng bá thương hiệu của đơn vị;
PHẦN IIINHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua thực tiển hoạt động sản xuất kinh doanh, đơn vị đã thực hiện tốt một số vấn đề trong các nhóm vấn đề rủi ro sẽ xảy ra theo nhận định của của các nhà nghiên cứu và những vấn đề còn tồn tại cần phải khắc phục như sau:
I/- VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ: 1/- BGĐ có tầm nhìn xa; Có sự cam kết đối với Cán bộ công nhân lao động trong chỉ đạo họat động sản xuất kinh doanh và được sự đồng tình ủng hộ, quyết tâm tham gia của tập thể Cán bộ, Công nhân Lao động trong việc xây dựng, phát triển doanh nghiệp;
2/- Về hạn chế, việc định hướng về kế họach họat động sản xuất kinh doanh của đơn vị chưa thực sự mang tính tòan diện, hiệu quả và phù hợp với tình hình phát triển chung của nền kinh tế xã hội hiện nay so với mô hình quản lý của đơn vị;
II/- VỀ CÔNG TÁC NHÂN SỰ: 1/- BGĐ đã có tầm nhìn xa về hướng phát triển chung của đơn vị, nhất là đối với nguồn nhân lực và quan điểm chung trong việc phát triển của đơn vị phải gắn bó với sự phát triển chung của Cộng đồng;
2/- Nhưng tồn tại lớn mà đơn vị chưa khắc phục được là về lãnh vực đầu tưntrong chiến lược phát triển nguồn nhân lực; Vẫn còn nhiều hạn chế do tư tưởng quản lý theo phong cách gia đình,; Chưa mạnh dạn đầu tư cho chiến lược phát triền nguồn nhân lực tại đơn vị theo định hướng quản lý hiện đại.
III/ VỀ LÃNH VỰC GIÁ CẢ: 1/- BGĐ luôn không ngừng cải tiến trong họat động sản xuất kinh doanh; Thường xuyên nghiên cứu, tham khảo và học tập kinh nghiệm của các đơn vị có liên quan; Nhất là luôn có sự thay đổi, chuyển biến nhanh và linh động đối với các họat động của đơn vị, nhất là việc xác định về giá cả của từng lọai sản phẩm của đơn vị so với các đơn vị khác trong vấn đề cạnh tranh về giá cả, về thị phần vì đây chính là sự
sống-còn của đơn vị trong kinh tế thị trường hiện nay;
2/- Mặc dù, BGĐ có nhận định đúng đắn về những vấn đề nêu trên, nhưng thực tế sự thay đổi để giải quyết những vấn đề nêu trên còn châm và thiếu tính khoa học, tính thực tiển trong chiến lược phát triển kinh doanh của đơn vị;
IV/- VỀ CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG:1/- Chính sách này, chính là một trong những vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp đã luôn có những nhận thức đúng về việc phải có những hình thức để chăm sóc khách hàngđịnh hướng trong quá trình sản xuất, phát triển kinh doanh của đơn vị; Có những định hướng về mô hình quản lý sản xuất kinh doanh theo một hệ thống quản lý hòan chỉnh, nhất là luôn cảnh giác và có những tính tóan trong việc phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra đối với đơn vị trong nền kinh tế hiện nay;
2/- Thực tế, công tác quản lý và diều hành của Ban Giám đốc còn nhiều hạn chế, còn mang tính gia đình nên chưa thật sự mang tính khoa học và hiện đại theo mô hình quản lý hiện nay; Từ đó, chính sách chăm sóc khách hàng còn rất nhiều hạn chế, chưa chu đáo và tòan diện để nắm chắc về thị phần của đơn vị trong tình hình cạnh tranh về giá cả sản phẩm hiện nay;
V/- VỀ LÃNH VỰC QUẢNG CÁO: - Chính từ mô hình quản lý chưa hòan thiện, chưa đổi mới để phù hợp trong tình hình hình kinh tế thị trường hiện nay do đó đối với công tác quản lý bằng dữ liệu thực tế chưa tốt, nhất là về vấn đề quan hệ với đối tác; Nguyên nhân chính là do thiếu đầu tư cho nguồn nhân lực để có cán bộ làm công tác maketting;
VI/- NHỮNG KINH NGHIỆM KHÁC: Nay tôi báo cáo với Thầy, cùng tập thể các anh, chị, em và hy vọng được cùng nhau chia xẻ từ những kinh nghiệm thực tế hơn.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Trần Ngọc Liêm
Ý kiến bạn đọc