TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.427
  • Tổng lượt truy cập: 7.813.203

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Bài Thu Hoạch_BÙI THỊ LAN ANH.

Đăng lúc: Thứ tư - 28/11/2012 03:32
Tôi viết bài này xin chân thành cảm ơn thầy Quế người đã hướng dẫn tôi nhiều đều quý giá. Và sau đây tôi xin chia sẽ nội dung mà tôi đã nhận được qua khóa học sư phạm của thầy.
SƯ PHẠM IT VÀ MEDIA

Phần I:
1.     Sư phạm
-“sư” chúng ta hiểu sư có nghĩa là thầy, là người chỉ đường, định hướng cho người khác đi để người đó đạt được kết quả và mục tiêu. Còn nếu là người dạy học thì “sư ” là người giúp cho người học tự nhận ra vấn đề, làm trỗi dậy tiềm năng, bản chất, năng lượng trong con người họ. Ngoài ra người làm thầy còn phải hiểu và nói sâu một vấn đề, hiểu rõ từng từ ngữ.
-“phạm” trong sư phạm thì phạm co nghĩa là khuôn thước , là mẫu mực. khi bạn chọn làm thầy giáo có nghĩa là bạn là tấm gương, soi sáng.
     2. Công nghệ
-   Công  được hiểu như sự biến đổi về nguồn lực và nghệ là những gì quý giá, tinh hoa được đúc kết lại. vậy chúng ta co thể hiểu công nghệ là tập hợp các phương pháp,  quy trình, kỹ năng , bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
     3. Thông tin
-                     chúng ta có thể hiểu thông có nghĩa là thông báo còn tin là tin tức
  - Thông tin là một cái gì đó có thể làm thay đổi tình trạng kiến thức của một người (những gì mà người đó biết) và đại diện vật chất cho những gì trừu tượng có thể tạo ra được sự thay đổi này. Thông tin từng được thu thập từ bạn bè, chuyên gia, ấn phẩm in ấn, bằng từ, v.v. Thông tin từng được tra cứu từ phích mục lục, thư mục in ấn,v.v
 
     4. Media
-  là những kênh truyền tải và lưu trữ hoặc công cụ được sử dụng để lưu và gửi thông tin hoặc dữ liệu , nhưng cũng có thể coi là một kênh dùng để giao tiếp cho bất kì dữ liệu của bất kỳ mục tích nào.
Phần II: Gía trị cốt lõi cuả một giảng viên
A.               Khái niệm
1.     Giảng viên_ người giảng dạy: chúng ta hiểu “giảng” ở đây có nghĩa là giảng giải , diễn giải, dẫn nghĩa, phân tích là người làm rõ vấn đề hay nói cách khác giảng viên là người hướng dẫn chuyền đạt giải thích làm sao cho ra vấn đề ở một góc độ dễ tiếp thu. ( người giảng viên chỉ chuyên sâu 1 vấn đề )
2.     Báo cáo viên_ người báo cáo : là người chỉ thị nói lại cho cấp trên hay là người lắng nghe tiếp thu phản ánh đúng sự thật bằng văn bản hoặc là lời nói.
3.     Giáo sư_ thầy giáo: sư có nghĩa là người mà giáo sư là người có học vấn cao là người giáo dục và dạy bảo và thầy giáo là người làm trong lĩnh vực giáo dục ( bao hàm nhiều vấn đề )
B. Giáo viên trong 5 nguồn lực của mình phải tạo được 3 giá trị
1.     Dạy để học viên làm người : như các bạn đã biết ở phần trên là giáo viên chính là tấm gương, vì thế người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến tư cách đạo đức làm người của hoc viên. Vì thế trước tiên người làm giáo viên phải dạy cho học viên mình làm người thế nào cho tốt bởi có giỏi nhưng đạo đức không có thì cũng không được.
2.     Dạy học viên làm nghề: sau khi đã dạy cho học viên làm người xong thì giáo viên truyền đạt cho học viên cái nghề bởi con người chúng ta đều phải lớn lên và tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình tương lai mình và giáo viên sẽ truyền cho bạn 1 nghề để bạn co thể làm được thực hành được.
3.     Dạy học viên làm giàu : khi bạn đã có một nghề thì giáo viên sẽ hướng dẫn bạn hay dạy bạn làm giàu từ nghề mà bạn học.
·         Theo tôi nghĩ đây là quá trình theo trình tự bởi lẽ khi bạn đã có thể làm người được thì bạn mới có thể học nghề và từ nghề đó giáo viên sẽ dạy bạn làm giàu và khi đó bạn sẽ co nền tảng vững chắc
C. 5 nguồn lực giảng viên phải có
1.     Trí lực : vì sao vậy? trí ở đây có nghĩa là trí tuệ, bạn nghĩ sao khi 1 giảng viên không có trí tuệ? Vậy họ chỉ là vỏ mà thui. Vì thế đây là đầu tiên mà 1 giảng viên phải có bởi lẽ trí tuệ là yếu tố cần ở một giảng viên.
2.     Tâm lực : trí lực là yếu tố đầu tiên thì tâm lực là yếu tố quan trọng thứ 2. Tâm phải tốt thì mới lâu bền. nên nếu là một giảng viên thì hãy chia sẽ những kiến thức đúng , thật và những cái cần đến cho tất cả học viên của mình. Để được như vậy thì giảng viên phải yêu nghề quý trọng kiến thức mình sẽ chia sẽ.
3.     Tài lực: bên cạnh trí và tâm thì giảng viên phải có tài năng đó chính là sự trãi nghiệm của chính giảng viên khi chia sẽ về 1 vấn đề khi chia sẽ cho các học viên. Có thể hiểu là không phải chỉ nói mà trong khi đó giảng viên còn chưa làm chưa thực hiện chưa bít nó thành công hay thất bại.
4.     Vật lực: là những vật dụng hỗ trợ cho việc giảng dạy nó giúp cho việc giảng dạy của giảng viên hay hơn hiệu quả hơn là công cụ. (máy chiếu, phấn, bài giảng……..)
5.     Ngoại lực : nếu như những yếu tố trên là nội là yếu tố quan trọng thì ngoại lực cũng là một nguồn lực rất quan trọng của 1 giảng viên. Giảng viên những kỹ năng để giao tiếp với học viên của mình làm cho bài giảng của mình thêm phần lôi cuốn đối với học viên.
Phần III: Năm nguyên tắc sư  phạm
1.     Tính tư tưởng: là một giảng viên thì phải cung cấp cho  học viên được một hệ thống quan điểm toàn diện một cách chính xác không sai lệch.
2.     Tính khoa học: là phương thức cách thức đưa người đọc tới các hệ quả, quy luật tất yếu đã được tổng kết lại, sau một quá trình làm việc có mục đích trong thời gian ngắn nhất.
3.     Tính gia cấp: là một giảng viên nên chừng mực tạo sự khác biệt giữa người học và người dạy.
4.     Tính vừa sức: chúng ta hiểu là việc dạy và truyền đạt phải phù hợp với trình độ khả năng của học viên không nhồi nhét…
5.     Tính thực tiễn  : chính là việc dạy phải sát với thực tế, những gì học viên học được thì phải ứng dụng được, để đạt được mục đích của học viên trong công việc và cuộc sống.
   Năm bước lên lớp:
1.     Chuẩn bị ổn định lớp
2.     Kiểm tra bài cũ
3.     Nhập bài mới
4.     Giải quyết nội dung_ kiểm tra
5.     Dặn dò bài
Kiểm tra:
1.     Rộng
2.     Cụ thể
3.     Sâu
Phần IV: Dự báo những rủi do trong khi học viên đang nghe giảng:
1.     Từ phần I: do thiếu phương pháp sư phạm nên dù giỏi chuyên môn nhưng vẫn không chuyền đạt cho người học hiểu. do công nghệ luôn thay đổi dẫn đến người dạy cần phải cập nhật thường xuyên để không lạc hậu.
2.     Từ phần 2 : ( gía trị cốt lõi của một giảng viên)
·         Người dạy chỉ dạy chuyên môn mà  không dạy làm người dẫn đến người học không làm tốt nhiệm vụ , đạo đức nghề nghiệp, dẫn đến nhiều vấn đề về đạo đức. vậy chúng ta phải dạy làm người trước.
·         Do thiếu nội lực(trí, tâm , tài,vật ) nên bài giảng chưa có chiếu sâu

Phần V: Dự báo rủi ro sau khi học viên học xong bài của giáo viên
   Hiện nay hầu hết tất cả học viên đều không nắm được hết các kiến thức  và đặc biệt là kĩ năng thực hành mà giáo viên truyền đạt.
A. Nguyên nhân:
- Kến thức trong khóa học quá nhiều học viên không nắm bắt hết được
- Kiến thức không đủ để họ có thể biết hết được,họ cảm thấy bị thiếu kiến thức khi gặp nhiều vấn dề
-Thời gian thực hành ít hơn thời gian lý thuyết
- Học viên không chiu thực hành và nghiên cứu thêm khi về nhà,mà đặc biệt là kĩ năng thực hành sẽ mau quên nếu không thường xuyên thực tập.
B.Hướng giải quyết
- Kiến thực học vừa đủ không nhiều quá cũng không ít quá,lý thuyết và thực hành kết hợp song song để họ nắm bắt được cả 2.
-  Tạo không khí thoải mái khi học viên học.
-  Phân loại học viên,phải có test,để 1 học viên có kiến thức nhiều hơn ngồi kế bên học viên yếu,để khi học có thể hỗ trợ học viên yếu này .
- Tăng cường kỹ năng thực hành nhiều hơn,có bài tập nhỏ sau mỗi tiết học.
- Ngoài ra đưa ra một số kiến thức bổ sung để học viên có thể tự tìm hiểu thêm sau mỗi khóa học.
- Đưa ra bài tập lớn, để học viên thực hiện: mục đích củng cố những kiến thức đã học,và tiềm hiểu thêm một số kiến thức mới,tạo tinh thần làm việc nhóm để học viên hỗ trợ lẫn nhau, tạo mội trường học tập.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc