TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.419
  • Tổng lượt truy cập: 7.321.159

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Việt Nam tụt hạng năng lực cạnh tranh

Đăng lúc: Thứ ba - 22/01/2013 23:45
Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012 do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố, Việt Nam đã bị tụt hạng. Đầu tháng này, WEF vừa công bố bản báo cáo đầy đủ về năng lực cạnh tranh toàn cầu của các nền kinh tế trong năm 2012. Theo đó, Việt Nam đã tụt đúng 10 bậc từ hạng 65 trong năm 2011 xuống thứ 75. Với kết quả này, Việt Nam hơn được 2 nước Đông Nam Á khác trong nhóm được xếp hạng là: Singapore (2), Malaysia (25), Brunei (28), Thái Lan (38), Indonesia (50), Philippines (65), Việt Nam (75), Campuchia (85), Đông Timor (136).
Trong số 144 nền kinh tế được xếp hạng, Thụy Sĩ tiếp tục giữ vững ngôi đầu bảng và Singapore tiếp tục phong độ ổn định với vị trí số 2. Nhìn chung, danh sách “top 10” không quá xáo trộn khi các nền kinh tế dẫn đầu chẳng thay đổi quá lớn về xếp hạng cạnh tranh. Tuy nhiên, nhóm 5 nền kinh tế mới nổi BRICS (gồm: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) lại khá khác nhau về kết quả xếp hạng. Trong đó, Trung Quốc xếp cao nhất ở vị trí thứ 29, tiếp theo là Brazil xếp thứ 48, Nam Phi được xếp hạng 52, Ấn Độ là 59 và Nga cuối bảng trong nhóm BRICS với vị trí 67.
Ngoài ra, các nước tại khu vực phía nam châu Âu, đang ngụp lặn trong khủng hoảng, cũng không thể hiện được khả năng cạnh tranh mạnh mẽ, ví dụ như: Tây Ban Nha (36), Ý (42), Bồ Đào Nha (49), Hy Lạp (96).
Quay trở lại với Việt Nam, vị thứ 75 là kết quả của việc bị đánh giá thấp ở hầu hết trong 12 tiêu chí cơ bản mà WEF đề ra. WEF xếp hạng dựa trên việc đánh giá 3 bộ tiêu chí như sau: Nhóm điều kiện cơ bản, Nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả và Nhóm tiêu chí thúc đẩy sự đổi mới. Xét riêng từng nhóm chỉ số trên, Việt Nam lần lượt xếp hạng là: 91 (Nhóm điều kiện cơ bản), 71 (Nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả) và 90 (Nhóm tiêu chí thúc đẩy sự đổi mới).


10 nền kinh tế dẫn đầu
Quốc gia Xếp hạng năm 2012 Xếp hạng năm 2011
 
Thụy Sĩ     1 1
Singapore 2 2
Phần Lan 3 4
Thụy Điển 4 3
Hà Lan    5 7
Đức 6 6
Mỹ 7 5
Anh 8 10
Hồng Kông 9 11
Nhật Bản 10 9
 
                                                                                                           Ngô Minh Trí
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc