TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.428
  • Tổng lượt truy cập: 7.221.089

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

1. Xây dựng văn hóa Gia đình (Chương 1)

Đăng lúc: Thứ tư - 23/01/2013 13:41 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
CHƯƠNG 1: CÁC YẾU TỐ CẤU TẠO VĂN HÓA GIA ĐÌNH DOANH NHÂN
PHẦN I: CÁC YẾU TỐ QUAN HỆ TẠO LẬP GIA ĐÌNH CỦA DOANH NHÂN


Khi chúng ta ngồi lại với nhau để làm một công việc, sản xuất, mua bán, dịch vụ, nói cách khác là kinh doanh thì người tham gia các loại kinh doanh đó gọi là doanh nhân. Hiểu rộng một chút như vậy, chứ không phải chủ một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới gọi là doanh nhân. Vậy trong mỗi gia đình, phần lớn đều có thể tham gia kinh doanh. Chẳng hạn, một cụ bà bán trước hiên nhà của mình dưa cải muối là kinh doanh kiểu kinh tế gia đình; một bạn sinh viên đi học về có thể nhận sửa máy vi tính, hoặc nhận may thêm đồ ở nhà… như thế cũng gọi là kinh doanh. Thực tế không phải ai làm doanh nhân cũng có chồng hoặc vợ làm doanh nhân.

Chặng đường phát triển của một đời người kinh doanh như vậy cũng đồng thời phát triển văn hóa gia đình của người đó. Cho đến khi người đó bước vào tuổi tiền hôn nhân, tức là bước qua khỏi tuổi “teen” để có sự rung động đầu đời của lứa đôi, để rồi từ đó người ta mới có những suy ngẫm về hôn nhân. Như vậy, từ tiền hôn nhân cho đến hôn nhân thì ý nghĩa về đơn hôn hay đa hôn là ý niệm bình thường, có trong đầu mỗi người. Với khuôn khổ của luật pháp và giá trị xã hội, người ta khuyến khích một xã hội bền vững thì đơn hôn vẫn là tốt nhất. Ngay cả nhiều luật tục mang tính truyền thống được truyền nối từ đời này sang đời khác, không có trong văn bản, trong Luật hôn nhân và Gia đình, phần lớn cũng chấp nhận đơn hôn là điều tốt nhất.

Quan niệm lập gia đình rất chi phối cách quản lý kinh doanh của một doanh nhân. Trong sự đa dạng quan hệ đó có những gia đình doanh nhân được tạo dựng nên trong quá trình hình thành ý tưởng kinh doanh. Họ tổ chức các hoạt động kinh doanh, doanh nhân thường cần đối với 3 loại người. Nhóm thứ nhất: Người có tiền, có vốn, có cơ sở vật chất, có hàng hóa; Nhóm thứ hai: Người có thế lực, có mối mang, có công việc làm; Nhóm thứ ba: Người có khả năng giải quyết 2 vấn đề trên. Doanh nhân trong quá trình lập nghiệp tạo ra sự nghiệp kinh doanh gọi là doanh nghiệp, họ làm và cần thiết 3 nhóm người trên qua môi trường kinh doanh, họ tìm bạn, người tri kỷ và lập gia đình, đó chính là cơ sở hình thành gia đình doanh nhân.
 
 
PHẦN II: CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH KINH DOANH


Ở Việt Nam chúng ta chủ yếu có hai cách tổ chức gia đình:

Gia đình sống chung nhiều thế hệ: Ông bà còn, cha mẹ, tới mình và con mình gọi là tứ đại đồng đường. Doanh nhân có thể là cha mẹ, có thể là người chưa lập gia đình và họ sống chung và trong môi trường sống chung này, nó sẽ hình thành nên một tư duy văn hóa gia đình. Doanh nhân đi lên từ môi trường đó và xây dựng một sự nghiệp kinh doanh trên mối quan hệ đó thì gọi là các thế hệ trong một gia đình doanh nhân.

Gia đình một thế hệ: Tức là khi họ thoát ra khỏi tứ đại đồng đường, lập một gia đình riêng. Ví dụ: Gia đình của một công nhân từ nơi khác tới lập nghiệp, sinh sống và lập gia đình. Sau đó họ tham gia kinh doanh và lớn dần thành chủ doanh nghiệp. Họ xa dần mối quan hệ tứ đại đồng đường, xa dần mái tranh nghèo, làng quê, góc phố xưa mà nơi họ sinh ra lớn lên. Họ tự hào là họ chỉ có một thế hệ. Trong thời kỳ hiện đại, lực lượng này đã trở thành một lực lượng sống xa gia đình và trở thành một gia đình riêng. Tuy nhiên, trong gia đình đó, con người vẫn có đời sống tâm linh và tôn giáo, vẫn thờ cúng ông bà, tổ tiên để giữ đường dây kết nối với dòng họ, các thế hệ. Nhưng có những người, suốt 5, 10 năm họ ở nhà trọ, chưa có nhà riêng, sống nhờ, do đó rất khó sinh hoạt với các thế hệ trong gia đình, cho nên đời sống văn hóa giới kinh doanh đó dần dần trở thành đơn lẻ, cô độc. Điều này thường dẫn đến là họ kinh doanh quyết đoán, không có nơi đi, chốn về, không có nơi nương tựa nên rất dễ bị lệch hướng văn hóa. Đời sống gia đình doanh nhân đó đáng lo ngại cho cái nền tảng văn hóa gia đình của họ.

Hiện nay, trên các thành phố lớn, tầng lớp dân nhập cư đưa gia đình mang tính tứ đại đồng đường vào cùng chung sống rất hiếm. Chính vì điều này mà tư duy xây dựng văn hóa gia đình của họ dần dần trở thành văn hóa của gia đình một thế hệ. Đây là xu hướng đang ngày càng hiện rõ. Cho nên, chúng ta thấy có những doanh nghiệp hoặc những người chủ điều hành doanh nghiệp, họ quyết định những vấn đề mà không có hơi hám gia đình, không có không khí của sự bình an, không có trạng thái của sum họp, hơi ấm gia đình và cô lẻ. Do đó, họ dễ làm những điều như mua bán hóa đơn giả, quyết đoán công việc không có dây cương, nên không thắng lại được, quan niệm “hy sinh đời bố củng cố đời con”, như vậy là lối sống văn hóa gia đình đầy nguy cơ.

Triết lý công ty hay sứ mệnh doanh nghiệp đều có sự sâu thẳm, cái hồn của gia đình doanh nhân. Những doanh nghiệp trong điều lệ công ty hay trong tổ chức bộ máy, họ có công bố: Trách nhiệm lãnh đạo, triết lý công ty hay slogan cho thương hiệu - đó chính là kết quả của một doanh nhân có tư duy lấy gốc từ văn hóa gia đình.
 
 
PHẦN III: CÁC NHÓM TÂM LÝ GIA ĐÌNH TÁC ĐỘNG ĐẾN DOANH NGHIỆP


Doanh nhân hay không doanh nhân cũng đều có thể có các con như sau:

Gia đình có 1 con: Tức là do đơn hôn.

Gia đình có 2 con: Do ly thân, ly dị hình thành ra cái mới hoặc là nhiều hoàn cảnh con mất cha, mẹ.

Gia đình có 3 con: Có thể trong chiến tranh, một số ít họ đã có một dòng con, sau đó sum họp hai dòng con và hòa bình trở lại có thêm một dòng con nữa, hoặc cộng thêm con nuôi. Rồi những đứa con đó bắt đầu đi vào môi trường kinh doanh, mang tâm lý gia đình của họ và văn hóa đó đi vào trong doanh nghiệp.

Yếu tố các thế hệ con trong gia đình rất có ảnh hưởng đến sự nghiệp kinh doanh. Chúng ta sẽ thấy rõ, khi chúng ta nghiên cứu những tỷ phú, những người thành đạt trên thế giới, sau khi họ có phú quý đạt đến đỉnh cao, họ sẽ quay về với những lễ nghĩa của gia đình, dòng họ, và đặc biệt chú trọng đến việc kế thừa của gia đình, dòng họ của công nhân – những người đã làm việc, cống hiến cho mình. Họ nuôi dưỡng các gia đình công nhân, những kỹ sư, những người làm việc để hình thành nền văn hóa kế thừa rõ trong đời sống doanh nghiệp – đó là văn hóa cộng đồng. Ở Việt Nam, đến thời điểm này, nên đặt ra chưa, sớm hay muộn hay là quá muộn? Thật ra, kinh tế thị trường ở Việt Nam đã có hơn 100 năm, nhất là ở miền Nam, ở các đô thị xưa. Như thế thì văn hóa gia đình doanh nhân trong môi trường kinh doanh và nhất là thời kinh tế thị trường thì việc này càng trở nên được coi trọng.

Nếu chúng ta nói mỗi một công nhân là nền tảng và 1 trong 5 nguồn lực của doanh nghiệp, thì đời sống văn hóa gia đình của công nhân cũng có tác động trong sự nghiệp kinh doanh của ông chủ. Rõ ràng công nhân là những viên gạch rất căn bản của tòa nhà lớn là sự nghiệp kinh doanh của một doanh nhân. Một gia đình kém văn hóa thì họ sẽ cung cấp cho xã hội những người công nhân văn hóa có giới hạn. Điều này sẽ trở thành sức nặng và cản trở bước phát triển của một sự nghiệp kinh doanh. Do vậy, nếu không nghiên cứu đầy đủ cấu trúc văn hóa gia đình của công nhân (tức một nguồn nhân lực trong doanh nghiệp) để từ đó có các giải pháp quan hệ công nhân với doanh nghiệp thì đã quá trễ.

Hiện nay, các doanh nghiệp vẫn bị 4 tình trạng:

(1) Có những nơi ngày rằm và mùng 1, lễ tôn giáo, cán bộ công nhân viên chức tự nghỉ, đó là văn hóa, đặc trưng, họ đều về cúng tế dòng họ, nhất là công nhân ở các tỉnh miền Trung.

(2) Có những công ty, xí nghiệp, tới mùa công nhân về gặt lúa nên nhà máy trơ trọi công nhân.

(3) Người quản lý doanh nghiệp về quê ăn Tết nhưng hơn một tháng vẫn chưa vào làm việc, đó là do văn hóa gia đình, dòng họ của họ chi phối doanh nghiệp.

(4) Có những địa phương mà cả một làng vào làm việc trong một khu công nghiệp. Khi họ nghỉ thì “cả làng” cùng nghỉ. Đây là thực trạng đã và đang diễn ra trong nhiều năm qua. Đây là văn hóa vùng miền cấu tạo nên văn hóa gia đình của vùng miền đó.

Đặc điểm đối với doanh nhân mà sinh ra trong gia đình có 1 dòng con thì tác động tư duy khác, sinh ra trong gia đình 2 dòng con thì tư duy khác, còn doanh nhân mà sinh ra trong gia đình có nhiều dòng con, có con nuôi thì tư duy rất khác. Chúng ta nên nghiên cứu về văn hóa gia đình tác động đến sự nghiệp kinh doanh như thế nào?

Tóm lại, chúng ta đã đi qua Chương I, tức tóm tắt hoàn cảnh trong một thế hệ gia đình doanh nhân, hoàn cảnh các dòng con trong một gia đình doanh nhân và những tác động trong đời sống văn hóa làng xã của một gia đình doanh nhân. Việc này các công ty phát triển đều nghiên cứu, phòng nhân sự đều chú trọng để đối nhân xử thế, giáo dục, làm công tác tư tưởng cho hệ thống nhân sự trong doanh nghiệp. Nơi nào “thẩm thấu” vấn đề này sẽ dẫn đến thành công và những nơi nào chưa nhận thức thấu đáo sẽ ít thành công hoặc thành công mức độ không cao, hoặc sẽ gặp khó khăn. Khi doanh nghiệp có từ 10 nhân sự trở lên sẽ có rất rõ các trục trặc trong quan hệ lao động mà gốc, nguyên nhân là chủ doanh nghiệp chưa hề nghiên cứu “Văn hóa gia đình – Doanh nhân”.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

Ý kiến bạn đọc