TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.423
  • Tổng lượt truy cập: 7.218.507

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Tỉ mỉ, cẩn thận là gì?

Đăng lúc: Thứ sáu - 19/03/2021 21:32 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
1. Tỉ mỉ, cẩn thận là gì? Tỉ mỉ, cẩn thận có nghĩa là tập trung vào một hành động hay một điều gì đó. Trong kinh doanh, tỉ mỉ cũng có nghĩa là tập trung vào một nhiệm vụ nhất định. Người tỉ mỉ, cẩn thận là người có khả năng hoàn thành công việc sau khi đã cân nhắc tất cả các yếu tố liên quan dù là các yếu tố nhỏ nhất, luôn để tâm đến công việc và đảm bảo công việc được tiến hành chính xác nhất.

2. Vì sao nhà tuyển dụng coi trọng đức tính tỉ mỉ, cẩn thận của ứng viên?
Khi tìm kiếm ứng viên tài năng cho các vị trí việc làm còn trống, bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng muốn tìm ứng viên tỉ mỉ và cẩn thận. Với một số vai trò như viết lách, biên tập, chỉnh sửa, giấy tờ... thì đức tính này có thể được liệt kê ngay trong phần yêu cầu của mô tả công việc. Còn lại, với vị trí khác, nhà tuyển dụng sẽ cố gắng đánh giá xem ứng viên có cẩn thận và chú ý đến chi tiết hay không thông qua CV xin việc và cách bạn phản ứng, trả lời trong phỏng vấn.

Tỉ mỉ, cẩn thận được tất cả nhà tuyển dụng coi trọng là vì một số nguyên nhân sau:
  • Ứng viên cẩn thận thường có khả năng tập trung tốt, khi làm việc chú trọng đến cả quy trình và kết quả, vì thế họ cũng sẽ là người có hiệu suất công việc cao.
  • Tỉ mỉ và cẩn thận hạn chế các sai sót hoặc nguy cơ xảy ra sai sót trong hầu hết các nhiệm vụ công việc.
  • Người cẩn thận thường có vẻ đáng tin cậy hơn, cho dù là giao cho họ làm việc độc lập hay teamwork.
  • Cuối cùng, ứng viên cho thấy sự tỉ mỉ và cẩn thận cũng có nhiều khả năng là người thích nghi tốt, không thường xuyên thay đổi, có thể gắn bó lâu dài, cống hiến cho công ty.
3. Tại sao phải cẩn thận, tỉ mỉ?
Câu trả lời rất đơn giản, vì những người cẩn thận thường thực hiện công việc tốt hơn những người khác. Chú tâm vào từng chi tiết nhỏ cũng là cách để làm việc tập trung, hiệu quả hơn và giảm thiểu rủi ro. Các công ty đều đánh giá cao và yêu cầu nhân viên của mình phải có đức tính này. Đó cũng là lý do tại sao nhiều người luôn liệt kê sự cẩn thận, tỉ mỉ vào CV và đơn xin việc của mình.


4. Các kỹ năng, ví dụ về sự tỉ mỉ
Một số kỹ năng thể hiện sự tỉ mỉ, cẩn thận bao gồm:
4.1. Kỹ năng tổ chức
Bạn sẽ phải chịu trách nhiệm và thực hiện nhiều công việc khác nhau dù cho chuyên môn của bạn là gì đi chăng nữa (kế toán, phân tích tài chính, bác sĩ, nhân viên y tế, hay kỹ sư). Bạn cần phải làm việc theo một quy trình để theo dõi tốt công việc của mình và kỹ năng tổ chức công việc sẽ giúp bạn tạo ra một quy trình làm việc hiệu quả.

Một số ví dụ về kỹ năng tổ chức bao gồm sử dụng các công cụ như lịch, bút màu, phần mềm quản lý tài nguyên, phần mềm quản lý thực hiện dự án và bất cứ ứng dụng hoặc chương trình nào khác giúp bạn trở nên quy củ hơn. Rất nhiều người trong chúng ta thường không sử dụng những phần mềm này nhưng chúng thực sự rất hữu ích. Làm việc có tổ chức cũng là một cách để thể hiện sự cẩn thận của bạn.
4.2. Kỹ năng quản lý thời gian
Trên thực tế có rất nhiều những kỹ năng và Kỹ năng quản lý thời gian thực sự rất cần thiết. Quản lý thời gian hiệu quả cũng đồng nghĩa với có năng lực tổ chức tốt. Những mẹo giúp quản lý thời gian hiệu quả bao gồm, lên kế hoạch, thực hiện các kế hoạch cần được ưu tiên, lên lịch trình, sử dụng những phần mềm khác nhau như công cụ quản lý thời gian, phần mềm hẹn giờ,...
4.3. Tư duy phân tích
Kỹ năng tư duy phân tích cho phép bạn tập hợp và phân tích thông tin một cách hiệu quả và nhìn nhận vấn đề trên nhiều phương diện khác nhau. Kỹ năng tư duy sáng tạo, phân tích giúp bạn tập trung tốt hơn và đưa ra quyết định chính xác hơn.
4.4. Kỹ năng quan sát
Kỹ năng quan sát là một phần quan trọng của tính tỉ mỉ, cẩn thận. Nó sẽ giúp bạn chú tâm vào những thông tin quan trọng. Nhiều người có thể có khả năng quan sát bẩm sinh trong khi những người khác thì không. Có rất nhiều cách và công cụ khác nhau giúp cải thiện khả năng quan sát như đi dạo và quan sát tất cả những gì xảy ra xung quanh bạn, đặt câu hỏi với người khác hoặc với chính bản thân mình.
4.5. Kỹ năng lắng nghe chủ động
Những người có Kỹ năng lắng nghe chủ động đòi hỏi bạn tập trung hoàn toàn vào thông tin đang được nói tới. Sự chú tâm và tất cả các giác quan của bạn sẽ được tập trung vào cuộc trò chuyện đó. Lắng nghe chủ động không chỉ là nghe bằng tai, nó đòi hỏi phải thực sự chú tâm và hiểu câu chuyện. Lắng nghe chủ động bao gồm cả giao tiếp bằng mắt, cử chỉ, đưa ra phản hồi,...
 
5. Ứng dụng cẩn thận, tỉ mỉ vào công việc ​
Nghề nghiệp nào cũng cần sự tỉ mỉ, cẩn thận và phẩm chất này có thể được ứng dụng vào một số nhiệm vụ cụ thể như:
  • Thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm.
  • Nghiên cứu và phân tích điểm mạnh/yếu của công ty đối thủ.
  • Liệt kê danh sách giám đốc tài chính.
  • Liệt kê nhu cầu của khách hàng thông qua các công cụ marketing khác nhau.
  • Kiểm tra biểu đồ kỹ thuật.
  • Xem xét tài liệu theo tiêu chuẩn định sẵn và kết quả báo cáo.
  • Nhận định các xu hướng tích cực và tiêu cực trên thị trường và đối tượng khách hàng tiềm năng.
  • Sử dụng phần mềm để tổng hợp tất cả những thông tin cần thiết để báo cáo và trình bày dữ liệu.
  • Hỗ trợ xem xét hồ sơ dự thầu.
  • Duy trì các dự án với sự trợ giúp của các phần mềm như phần mềm lên kế hoạch, phần mềm quản lý tác vụ.
  • Chuẩn bị các tính toán liên quan đến kĩ thuật và phát triển bản vẽ/ hình ảnh trực quan.
 
Tính tỉ mỉ, cẩn thẩn ứng dụng vào công việc như thế nào?
6. Rèn luyện và phát triển sự tỉ mỉ, cẩn thận như thế nào?
Với một số người thì trời sinh, tính cách của họ đã có phần hướng nội hoặc suy nghĩ nhiều, luôn cân nhắc mọi khả năng rất rõ ràng và cẩn thận, khi làm bất cứ việc gì hay trong cuộc sống họ đều sẽ tỉ mỉ suy xét. Tuy nhiên, thực tế thì đa số mọi người không phải vốn có được đức tính tỉ mỉ cẩn thận, muốn phát triển họ sẽ phải chăm chỉ rèn luyện. Vậy đâu là cách tốt nhất để thay đổi?

Những lời khuyên lý tưởng nhất bao gồm việc bạn hãy rèn sự tập trung hơn nữa, cố gắng phát triển khả năng quan sát, nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, phân tích lợi hại trước khi ra quyết định. Bên cạnh đó, bạn đặc biệt phải tránh tâm lý "được chăng hay chớ", làm việc kiểu "phiên phiến" đi là được. Sự cầu toàn, nghiêm khắc với chính mình và chuyên nghiệp với đồng nghiệp là tiền đề để bạn ngày càng chú trọng tiểu tiết, cẩn thận và tỉ mỉ hơn.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm đến kỹ năng nào nhất?

Kỹ năng anh văn siêu tốc

Phương pháp luận TC

Kỹ năng nghề ẩm thực

Kỹ năng trang điểm

Kỹ năng kinh doanh internet

Kỹ năng điện ảnh

Kỹ năng XD văn hóa DN

Kỹ năng XD văn hóa GĐ

30 kỹ năng doanh nghiệp

Tất cả kỹ năng

Liên kết website