TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.426
  • Tổng lượt truy cập: 7.741.086

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Tính chủ động là gì?

Đăng lúc: Thứ năm - 25/03/2021 11:37 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
Tính chủ động dù là trong cuộc sống hay công việc đều sẽ mang lại những lợi ích nhất định. Nó giúp bạn tìm thấy và nắm bắt được nhiều cơ hội hơn, được đánh giá cao hơn, trách nhiệm hơn, lường trước được nhiều rủi ro hơn… Chính vì thế hãy rèn luyện tính chủ động ngay hôm nay từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống.

Tính chủ động là gì?

Tính chủ động là gì?
Chủ động là một thói quen có thể rèn luyện được từ những điều nhỏ nhất và cố gắng làm theo được rèn dũa bằng ý chí. Tính chủ động là việc bạn luôn tự thân vận động và làm việc trước khi bị sai khiến hay ép buộc.
Tính chủ động giúp con người hành động nhiều hơn, suy nghĩ linh hoạt hơn ở mọi sự vật sự việc. Giúp phát triển tốt hơn cả thể chất, tinh thần và trí não. Nắm bắt được nhiều cơ hội đến với mình hơn nhờ sự chủ động.
Luôn luôn tiến về phía trước, tìm cách tháo gỡ, tìm cách giải quyết ngay lập tức khi gặp trở ngại khó khăn sẽ tìm cách vượt qua. Ngoài ra, tính chủ động còn giúp suy nghĩ tốt hơn, sâu sắc hơn để hoàn thiện bản thân.
  • Thói quen chủ động thể hiện thông qua tính chủ động. Họ suy nghĩ, hành động một cách độc lập với hoàn cảnh xung quanh, làm chủ được tình thế. Khi có vấn đề xảy ra trước hết họ nhìn nhận chính bản thân mình.
  • Người chủ động khi đối mặt với khó khăn thì tìm cách để vượt qua, không than vãn, không đổ lỗi. Họ luôn biết rõ mình phải làm gì và làm như thế nào để giải quyết dù là lỗi của ai. 
  • Người chủ động tập trung vào những thứ có thể kiểm soát, những thứ có thể gây ảnh hưởng. Khi giải quyết vấn đề, anh ta tập trung vào những thứ anh ta có thể làm được nhằm giải quyết vấn đề.
  • Người chủ động tập trung vào vấn đề của mình trước, không đổ lỗi và sửa chữa bản thân để thay đổi cục diện. 

Lợi ích của tính chủ động

Lợi ích của tính chủ động
Để có thể thực sự có động lực rèn luyện tính chủ động. Mỗi người chúng ta phải hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích của tính chủ động cụ thể như sau:

Đi đúng hướng

Để có thể chủ động hơn trong mọi công việc bạn phải biết cách vạch ra kế hoạch rõ ràng một cách chủ động để nhằm xử lý tốt công việc. Điều này không chỉ giúp bạn có được định hướng tốt cho bản thân mà còn làm cho công việc được chuẩn bị một cách chu đáo, cẩn thận.
Công việc được sắp xếp và đi theo một quỹ đạo chỉn chu hơn một cách nghiêm túc. Khi đã quen với sự chủ động, bạn sẽ hiểu được giá trị của việc hoạch định chiến lược trước mỗi dự án quan trọng.

Sáng tạo hơn

Sáng tạo hơn
Khi bạn có thói quen chủ động trong quá trình làm việc bạn cũng sẽ có tư duy và đủ thời gian cho việc sáng tạo hơn trong quá trình làm việc. Đơn giản vì khả năng sáng tạo được thể hiện qua thói quen chủ động tìm kiếm thông tin, tìm ra vấn đề và tìm kiếm những xu hướng mới, tích cực áp dụng những ý tưởng mới trong công việc.

Lường trước được rủi ro

Giữa việc nước đến chân mới nhảy và việc chủ động xem xét mọi thứ một cách chi tiết sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa rủi ro nhờ điều chỉnh và xử lý kịp thời. Đây chính là một trong những lợi ích quan trọng nhất khi chủ động trong môi trường làm việc.
Nếu không chủ động khi vấn đề xảy ra sẽ dễ đưa bạn vào tình thế bị động, khó khăn, không kịp trở tay. Luôn chuẩn bị kỹ sẽ giúp bạn lường trước cho những tình huống xấu có thể xảy đến.

Mở rộng các mối quan hệ

Mở rộng các mối quan hệ
Việc chủ động, nhất là trong công việc sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong công việc mà còn là nền tảng giúp bạn thoải mái hơn trong việc tìm kiếm những người cộng sự, đồng nghiệp chất lượng. Chủ động giúp bạn dễ hòa nhập và có nhiều cơ hội giao lưu, gặp gỡ nhiều người hơn tạo và nâng cao mối quan hệ chất lượng hơn.
Hãy chủ động bắt chuyện với mọi người bằng những chủ đề bạn đang tìm hiểu, để trao đổi về những dự định cá nhân trong việc phát triển chuyên môn, kỹ năng. Nếu may mắn, bạn có thể có được những người đồng hành thật sự đáng quý trong hành trình sắp tới.

Dễ thành công

Những người chủ động trong công việc đều mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân cũng như cộng đồng. Đề ra kế hoạch và chủ động thực hiện, hoàn thành công việc trước Deadline hay chủ động làm việc trước khi giao phó… tất cả đều tạo nên uy tín cá nhân và được đánh giá rất cao ở mọi lĩnh vực.
Với tinh thần chủ động trong mọi việc phần lớn đều giúp mọi người nắm bắt thời cơ tốt hơn người thụ động trong thời đại hiện nay. Bạn cần phải xây dựng cho riêng mình một thương hiệu, uy tín, khả năng.
=>> Xem thêm: Tính thụ động là gì? Làm sao để thay đổi tính thụ động

Vì sao sếp thích nhân viên chủ động trong công việc?

Vì sao sếp thích nhân viên chủ động trong công việc?
Trong bất cứ công việc gì dù nhỏ hay lớn, trong cuộc sống hay tình cảm, việc chủ động luôn được đánh giá cao. Vậy vì sao trong công việc, nhân viên chủ động lại được coi trọng?

Chất lượng công việc cao

Đối với những người có tính chủ động, họ sẽ biết cách làm việc có kế hoạch và hoàn thành công việc một cách hoàn hảo, ít mắc lỗi, nâng cao hiệu quả công việc hơn và được sự đánh giá cao từ đồng nghiệp và cấp trên.

Biết nhận trách nhiệm về mình

Biết nhận trách nhiệm về mình
Những người có tính chủ động sẽ tự biết cách xử lý công việc hợp lý cũng như giải quyết vấn đề nhanh chóng thay vì chờ đợi và đổ lỗi. Để thực hiện một cách hiệu quả nhất là làm việc nhóm. Tính chủ động giúp nhân viên biết thể hiện hết mức trách nhiệm của mình, hoàn thành và giải quyết tốt.

Tạo ra nhiều giá trị cho công ty

Sẽ chẳng một ai thích nhân viên của mình chỉ biết đùn đẩy công việc, làm cho xong cho rồi mà không cố gắng bứt phá hết năng lực bản thân, tạo nên nhiều giá trị cho công ty. Chính vì thế nhân viên chủ động được sếp đánh giá rất cao.
Việc chủ động còn thúc đẩy tính sáng tạo, tìm tòi ra những cái hay cái mới trong công việc để góp ý nhằm phát triển công việc theo hướng tích cực, tốt hơn. Đề xuất ra nhiều phương án giải quyết và thay đổi cục diện hiện tại của công ty hơn.

Giảm áp lực công việc

Giảm áp lực công việc
Việc đau đầu nhất của các vị lãnh đạo đối với nhân viên chính là làm thế nào để nhân viên của mình hết mình với công việc thay vì chỉ ngồi chờ công ăn lương. Việc suốt ngày dùng Deadline để thúc giục nhân viên, dùng hình phạt, giảm lương, quát mắng là điều không ai muốn.
Chính vì thế, đối với những nhân viên chủ động sẽ làm cho hiệu quả công việc tăng cao và hiệu suất công việc giảm, áp lực công việc giảm. Không khí giữa sếp và nhân viên cũng trở nên tốt hơn. Nhân viên nỗ lực vì công việc tạo ra nhiều giá trị hơn.

Giảm thiểu rủi ro cho công ty

Việc chủ động tìm hiểu, giải quyết và xử lý công việc giúp nhân viên biết cách loại bỏ nhanh chóng những điều bất lợi trong công việc. Chủ động giúp họ có trách nhiệm hơn với việc mình làm thay vì qua loa ây ảnh hưởng lớn đến kết quả công việc khó lường trước.
Việc mắc sai lầm trong làm việc là không thể tránh khỏi, có thể ảnh hưởng đến những con số, doanh thu, số liệu, thời gian… Nhưng chủ động trong xem xét lại vấn đề, mường tượng ra kết quả để kịp xử lý luôn là điều các sếp luôn đánh giá cao và coi trọng.

Đánh giá chính xác năng lực nhân viên

Đánh giá chính xác năng lực nhân viên
Với thực trạng hiện nay, đa số nhân viên đi làm bằng bản năng và hoàn thành công việc của mình cho xong. Điều đó vô hình chung làm mất đi tính tự chủ, mất đi giá trị, hoài bão cũng như kỹ năng, thực lực thật sự ở mỗi người. Sếp chắc chắn sẽ khó nhìn thấy điều đó.
Tuy nhiên việc luôn chủ động, tiến lên, nỗ lực tìm tòi, khám phá trong công việc sẽ đồng thời vừa giúp chính nhân viên nhận ra năng lực và sở trường bản thân. Cũng như đồng thời giúp các sếp dễ nhận ra thế mạnh của nhân viên mình để sắp xếp vị trí công việc phù hợp năng lực để tăng hiệu quả công việc cho công ty.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm đến kỹ năng nào nhất?

Kỹ năng anh văn siêu tốc

Phương pháp luận TC

Kỹ năng nghề ẩm thực

Kỹ năng trang điểm

Kỹ năng kinh doanh internet

Kỹ năng điện ảnh

Kỹ năng XD văn hóa DN

Kỹ năng XD văn hóa GĐ

30 kỹ năng doanh nghiệp

Tất cả kỹ năng

Liên kết website