TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.471
  • Tổng lượt truy cập: 7.680.556

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Tính nhất quán là gì? Biểu hiện của tính nhất quán

Đăng lúc: Thứ hai - 22/03/2021 13:55 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
Bạn có xu hướng hoạt động theo mục tiêu với điều kiện kết quả thể hiện phải đúng hạn. - Nếu hành động một cách vô thức và mục tiêu chưa cụ thể thì kết quả cũng sẽ phát triển theo nhiều chiều hướng đa dạng. - Sự nhất quán và kiên định có thể được nhìn thấy khi có tự kiểm soát và nỗ lực ý chí.

 
Biểu hiện của sự nhất quán

Nhất quán là trong mọi quyết định và chủ trương cũng như xây dựng các kế hoạch, hệ thống điều hành… luôn có tính thống nhất từ trước đến sau và không có sự mâu thuẫn trái ngược nhau.
Biểu hiện của tính nhất quán trong quản lý nhà nước mà chúng ta thường thấy ở các chủ trương, quyết định của các nhà lãnh đạo về sự phân cấp, phân quyền từ trung ương đến các địa phương đều đồng loạt mang một chức năng và nhiệm vụ nhất định. Hay chúng ta có thể hiểu đơn giản hơn về việc quy định công an giao thông trong lãnh thổ Việt Nam đều phải mang trang phục màu vàng da. Đây là đặc điểm mang tính nhất quán giúp người dân có thể phân biệt giữa lực lượng giao thông hay một lực lượng khác.
Trong hoạt động kinh doanh sự nhất quán biểu hiện ở một phần trong việc tạo dựng thương hiệu bao gồm: tên công ty, hình ảnh,  logo thương hiệu, màu sắc, phương châm và sứ mệnh… Mọi nhân viên đều đồng loạt ghi nhớ và nằm lòng tạo sự nhất quán riêng biệt. Không những thế, họ còn có khả năng kiểm soát tính nhất quán trong việc nâng cao hình ảnh công ty bằng cách thay đổi và bổ sung cần thiết để hoàn thiện hình ảnh thương hiệu.
Lợi ích của sự nhất quán
Muốn trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc thì trước tiên bạn hãy rèn luyện cho mình tính nhất quán để tạo sự thống nhất trong cách quản lý. Bởi những lý do sau đây cho chúng ta thấy sự nhất quán đem đến các lợi ích:
– Xây dựng lòng tin: Bạn muốn quản lý nhân viên của mình thì trước hết chúng ta phải chiếm được lòng tin của họ, mà để làm được điều này thì người lãnh đạo cần nói được và làm được. Hành động phải nhất quán với lời nói, trước sau như một và biến điều này trở thành đặc trưng của riêng bạn. Như thế, người khác mới có thể tin tưởng không chỉ vì người lãnh đạo thông minh, tài giỏi mà vì sự tín nhiệm với con người thật, vì lý tưởng mà bạn theo đuổi.
– Xây dựng danh tiếng, mang tầm ảnh hưởng lớn: Người Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đều biết rằng chiếc áo dài là biểu tượng văn hóa của người Việt. Đây là kết quả của sự nhất quán trong việc tạo dựng hình ảnh của cả dân tộc. Trong giáo dục áo dài là trang phục bắt buộc phải mang đi học của các nữ sinh, trong các hội nghị quốc tế tại Việt Nam áo dài cũng thường xuyên được sử dụng.
– Xây dựng chuẩn mực: Xây dựng cho mình tính nhất quán trong cách quản lý thì ẩn sâu bên trong nhà lãnh đạo là những trách nhiệm và nghĩa vụ mà họ phải tự hoàn thiện mình. Trước khi xây dựng hệ thống các chiến lược họ phải cân nhắc trước sau, lợi ích và thiệt hại… do đó hình thành nên các chuẩn mực bắt buộc nhà lãnh đạo phải tuân thủ.
Tính hai mặt của sự nhất quán
Sự nhất quán có lợi ích khi chúng ta hướng theo các mục đích có giá trị mang tính chuẩn mực của đạo đức và những kế hoạch được xây dựng dựa trên lợi ích chung của nhiều người. Nếu nhà lãnh đạo có tính nhất quán trong những quyết định đúng đắn thì sẽ trở nên tích cực.
Một ví dụ điển hình trong lịch sử nhân loại là dưới thời vua Asoka thế kỷ III TCN của xã hội Ấn Độ đạo Phật trở nên hưng thịnh. Vì vua Asoka là người sùng bái đạo Phật nên ông đã đem giáo lý nhà Phật vào các chính sách cai trị của đất nước giúp cho người dân trở thành những người Phật tử thiện lương, chân chính.
Thế nhưng, ít ai biết được trước khi trở thành một vị vua nhân ái Asoka là một ông vua đầy hung hãn. Ông mang sự hung bạo và những tham vọng của mình để đi mở mang bờ cõi, tàn sát người dân khiến Ấn Độ lúc bấy giờ trở thành một quốc gia đẫm máu. Sau khi cuộc chiến kết thúc, nhà vua thấy rằng chiến tranh đã gây nên cảnh chết chóc đau thương nên từ đó ông rút bỏ thanh kiếm trên mình và chấm dứt mọi kế hoạch xâm lược.
Hiểu được nhất quán là gì là việc rất cần thiết đối với mỗi cá nhân và đặc biệt là nhà lãnh đạo. Chúng ta hãy rèn luyện cho mình tính nhất quán theo hướng tích cực bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất trong công việc để hình thành tư duy xây dựng hiệu quả. Đây cũng là bước đầu tiên nếu bạn muốn phát triển cao trong sự nghiệp.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm đến kỹ năng nào nhất?

Kỹ năng anh văn siêu tốc

Phương pháp luận TC

Kỹ năng nghề ẩm thực

Kỹ năng trang điểm

Kỹ năng kinh doanh internet

Kỹ năng điện ảnh

Kỹ năng XD văn hóa DN

Kỹ năng XD văn hóa GĐ

30 kỹ năng doanh nghiệp

Tất cả kỹ năng

Liên kết website