TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.433
  • Tổng lượt truy cập: 7.217.818

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Biểu hiện của một nhân viên nhiệt huyết

Đăng lúc: Thứ hai - 22/03/2021 14:55 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
Thế nào là một người có lòng nhiệt huyết với công việc? Không chắc rằng một nhân viên ngồi trong công ty suốt nhiều giờ sau tan ca là một nhân viên có thành tích cao. Tuy nhiên, dễ dàng thấy một nhân viên luôn đi sớm trước giờ làm, về muộn sau giờ làm, và sẵn sàng hỗ trợ cho công ty những việc tốn nhiều thời gian mà không đòi hỏi thêm một quyền lợi nào. Đây chính là những đối tượng nhân viên cần được sự trọng dụng, ưu đãi lớn từ phía doanh nghiệp để có thể kích thích lòng nhiệt tình nơi họ.
 
Một dấu hiệu nữa của nhân viên có lòng nhiệt huyết, đó là họ luôn suy nghĩ, trăn trở, tìm kiếm ý tưởng sáng tạo mới cho công việc của mình. Họ cũng thường là những cá nhân ham học hỏi, luôn tìm kiếm những hướng mới để giải quyết tốt công việc của mình.
 
Người nhiệt huyết với công việc cũng là người có trách nhiệm và lạc quan trọng những tình huống xấu. Khi họ đối mặt với khó khăn, họ tìm những cách tích cực để tìm ra giải pháp giải quyết rốt ráo vấn đề, thay vì dựa vào sự phán quyết của người lãnh đạo hoặc bi quan và rơi vào trạng thái “Làm thế nào cũng được, miễn xong việc là tốt”.
 
Trong khi làm việc, họ thường xuyên mỉm cười, báo cáo đúng giờ, cố gắng sửa chữa mọi lỗi lầm cho đến khi mọi thứ đã hoàn chỉnh, làm thêm giờ... Bất cứ khi nào họ nghĩ về công việc, họ đều cảm thấy phấn khích.
 
Tầm quan trọng của nhiệt huyết
 
Nhiệt huyết mang đến rất nhiều lợi ích cho cá nhân sở hữu kỹ năng này và doanh nghiệp có các thành viên như vậy.
 
- Luôn giữ vững tinh thần tích cực: Người nhiệt tình không dễ bị mất động lực bởi khủng hoảng thời gian. Họ vẫn thích làm việc ngay cả khi mọi thứ không tốt đẹp ở nơi làm việc. Điều này giúp họ làm việc hiệu quả bởi họ dễ dàng bỏ qua những trở ngại hoặc thách thức và tập trung vào nhiệm vụ.
 
-          Dễ tìm được việc làm: Thể hiện sự nhiệt tình đối với công việc trong các cuộc phỏng vấn việc làm là điều giúp ứng viên nổi bật hơn so với những người khác. Nói cách khác, nó giúp bạn được đánh giá cao.
 
-          Tạo cảm hứng cho những người khác. Theo thời gian, mọi người sẽ bị ảnh hưởng bởi sự nhiệt tình và đam mê của đồng nghiệp. Một người nhiệt tình duy nhất có thể biến không khí nơi làm việc thành không khí làm việc trở nên tích cực, thú vị và sôi động.
 
Làm thế nào để cải thiện mức độ nhiệt huyết của bạn?
 
Nhiều người thường cho rằng những sinh viên vừa ra trường, hoặc những ai vừa nhận công việc mới thì đều có chỉ số lòng nhiệt huyết tuổi trẻ và theo thời gian, lòng nhiệt huyết sẽ nguội dần vì sự quen thuộc với công việc. Tuy nhiên, trên thực tế, lòng nhiệt huyết trong công việc là một kỹ năng có thể rèn luyện được. Theo đó, một trong những mấu chốt để duy trì sự nhiệt tình này chính là kỹ năng tự tạo động lực cho bản thân.
 
Đầu tiên, hãy lựa chọn cho mình một công việc mang lại cho mình niềm yêu thích làm nó hằng ngày. Hẳn ai cũng thuộc lòng câu danh ngôn "Khi bạn bắt đầu làm những việc thực sự yêu thích, bạn sẽ cảm thấy mình không phải làm việc một ngày nào trong suốt cuộc đời” của Brian Tracy. Nghĩa là khi lựa chọn được công việc yêu thích, bạn sẽ luôn tìm thấy niềm say mê, hứng thú chinh phục sự khó khăn trong công việc đó, và không bao giờ thấy mệt mỏi hay nhàm chán. Tìm kiếm và lựa chọn công việc ưa thích rất quan trọng, nó tạo cho chúng ta sự tò mò, thích khám phá và học hỏi nhiều hơn.
 
Thứ hai, đừng ngại ngùng nhận những lời khen ngợi. Người Việt Nam thường có tâm lý e dè trước những lời khen ngợi của cấp trên, hoặc là của đồng nghiệp vì sợ người khác quá chú ý hoặc ganh tị với mình. Tuy nhiên, việc bạn tích lũy và ghi nhớ những lời khen ngợi này, chúng sẽ là một chất xúc tác mạnh mẽ để bạn luôn cố gắng. Vì một trong những nhu cầu lớn nhất của con người, đó là được người khác công nhận mình.
 
Thứ ba, hãy xác định mục tiêu cá nhân của mình. Đây là lời khuyên phổ biến của các chuyên gia trong ngành quản trị nhân sự cũng như những người thành công sớm. Đặc biệt là với những người có niềm tin vào con đường họ vạch ra cho mình, vào sản phẩm mình đang bán, vào sự cộng hưởng của người lãnh đạo, người cộng sự, thì họ luôn có nguồn năng lượng lớn với công việc.
 
Việc giao tiếp thường xuyên với những người thành công cũng là một gợi ý tuyệt vời nếu bạn mong muốn mình luôn có nguồn năng lượng tràn đầy. Theo các nghiên cứu về tâm lý học hành vi, việc tạo dựng cho mình một thần tượng trong công việc luôn có ý nghĩa giúp mỗi chúng ta phấn đấu không mệt mỏi, để trở thành hình mẫu của thần tượng đó.
 
Động thái từ phía lãnh đạo doanh nghiệp
 
Không thể phủ nhận vai trò của lãnh đạo doanh nghiệp trong việc nâng cao tinh thần trách nhiệm và duy trì nhiệt huyết làm việc của nhân viên, đặc biệt là nhân viên chủ chốt lâu năm tại công ty.
 
Quan trọng nhất phải kể đến là vai trò làm gương của người lãnh đạo trong việc điều hành và xử lý công việc. Đây chính là vai trò của người truyền lửa. Chắc chắn một người đầu tàu mạnh mẽ, chủ động sẽ kéo theo một bộ máy làm việc say mê và có định hướng. Ngoài ra, nhà lãnh đạo cũng cần chú ý đến việc cải thiện chế độ đãi ngộ cho nhân viên ưu tú bằng cách khen thưởng cho những nỗ lực mà họ đã bỏ ra. Ở đây chúng tôi muốn nói đến về cả danh dự và việc tăng bậc lương thưởng hợp lý.
 
Cuối cùng, nhà lãnh đạo cũng nên quan tâm đến những chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức và kỹ năng cho nhân viên về công việc chuyên môn của họ. Động thái này giúp cho người đi làm luôn nắm bắt được sự thay đổi, làm mới bản thân qua từng giai đoạn khác nhau của sự nghiệp, để họ đặt ra những mục tiêu cao hơn và phấn đấu chinh phục chúng.
 
Tóm lại, sự nhiệt huyết trong công việc không thể thay thế cho hiệu suất làm việc. Do đó, bạn cần chuẩn bị để thực hiện các thay đổi khi bạn thấy rằng hiệu suất đang giảm trong công việc. Hãy tìm ra các điểm cần khắc phục trong đội nhóm và tìm cách cải thiện.  

 
Sự nhiệt tình là một trạng thái cảm xúc phản ánh bản chất đa chiều của sự biểu hiện cảm xúc và hành động của quang phổ tích cực. Nói một cách đơn giản, sự nhiệt tình là một từ đồng nghĩa với cảm hứng, mong muốn hành động, đạt được mục tiêu, động lực không phải là cần thiết, mà là sự hiện diện của ham muốn, cảm hứng, tâm trạng. Trong một hoạt động được dẫn dắt bởi sự nhiệt tình, chỉ có ý tưởng về sự ồn ào và đầy đủ bên trong từ quá trình và từ thành tích, không có ý nghĩa của các ý nghĩa khác.
Bản thân khái niệm ban đầu chỉ ra một nỗi ám ảnh nhất định với ma quỷ, linh hồn, thần linh, điều này giải thích cho hoạt động dư thừa. Trong thế giới vật chất hoang dã hơn, sự hiện diện của một mức độ hoạt động và sự vui vẻ đáng kể là bằng chứng cho thấy một người rất nhiệt tình. Nó liên quan đến biểu hiện hoạt động và cam kết ý thức hệ, nơi mà các mục tiêu không phải lúc nào cũng cần thiết để đạt được, có thể cần phải duy trì sự trung thực.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm đến kỹ năng nào nhất?

Kỹ năng anh văn siêu tốc

Phương pháp luận TC

Kỹ năng nghề ẩm thực

Kỹ năng trang điểm

Kỹ năng kinh doanh internet

Kỹ năng điện ảnh

Kỹ năng XD văn hóa DN

Kỹ năng XD văn hóa GĐ

30 kỹ năng doanh nghiệp

Tất cả kỹ năng

Liên kết website