TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.416
  • Tổng lượt truy cập: 7.268.655

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

ĐỪNG TÂM TƯ, HÃY SUY NGHĨ TÍCH CỰC ĐỂ THÀNH CÔNG

Đăng lúc: Thứ bảy - 24/05/2014 04:38 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
ĐỪNG TÂM TƯ, HÃY SUY NGHĨ TÍCH CỰC ĐỂ THÀNH CÔNG

ĐỪNG TÂM TƯ, HÃY SUY NGHĨ TÍCH CỰC ĐỂ THÀNH CÔNG

Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10, phóng viên Doanh Nghiệp &Pháp Luật đã có cuộc trao đổi với TS.Mộc Quế về bản lĩnh của doanh nhân trong bối cảnh suy thoái kinh tế. MAI ĐỨC HÒA (thực hiện)
   


TIẾN SĨ MỘC QUẾ: 

ĐỪNG TÂM TƯ, HÃY SUY NGHĨ TÍCH CỰC ĐỂ THÀNH CÔNG

Tiến Sĩ suy nghĩ gì về Ngày Doanh nhân Việt trong điều kiện kinh tế khó khăn, liệu doanh nhân có đủ bản lĩnh vững tay chèo để vượt qua con sóng này?

- Doanh nhân là người vượt khó, giải quyết được việc làm ra sản phẩm mới là thành công trong môi trường cạnh tranh đầy khóc liệt – Đấy là lý người ta tôn vinh họ. Mọi người thường hay nói với tôi rằng thời kỳ khủng hoảng này khó khăn lắm. Thực ra, theo tôi, khó khăn cho người này nhưng lại thuận lợi cho người khác. Trong doanh nhân thì có trí tuệ doanh nhân và bản lĩnh doanh nhân. Nếu anh là người có bản lĩnh thì anh biến cái khó khăn khủng hoảng thành thời cơ của anh. Bằng chứng là khó khăn cách mấy thì người ta vẫn mua hàng của Việt Nam mà. Bản thân anh là người Việt Nam thì anh có kinh nghiệm bán hàng cho người ta không? Nếu có kinh nghiệm thì vẫn bán hàng được chứ. Tại sao Asian ứng dụng AFTA vào ngày 01 tháng 07, các tập đoàn của họ ồ ạt kéo vào kinh doanh được. Ví dụ các Tập đoàn Thái Lan, chuỗi cửa hàng của họ kinh doanh được. Và KFC của Mỹ vẫn làm ăn được đấy thôi. Đó là do bản lĩnh của mỗi doanh nhân, dù khủng hoảng họ vẫn vượt qua được. Còn nếu không có bản lĩnh thì mặc dù kinh tế chưa khủng hoảng thì họ cũng đã khủng hoảng trước rồi.

Những doanh nhân không vượt qua, họ u buồn than vãn thất nghiệp thì sao?

- Chuyện này là có thật. Làm ăn có khi thăng khi trầm. Khi trầm, tức là làm ăn thua lỗ. Như vậy thì lúc anh thành công tại sao không biết dự trữ, để anh chuẩn bị cái thất bại của mình. Thứ hai, có bao giờ doanh nhân bình tâm ngồi lại tìm nguyên nhân thất bại không? Rất ít. Bình tĩnh thì sẽ lóe sáng ra con đường thành công. Anh nào cứ than vãn, phiền não thì ắt sẽ thất bại liền. Ngay từ ý tưởng đã thất bại rồi chứ đừng nói chi đến việc kết nối hay đi làm gì hết. Khủng hoảng hay không, nguyên nhân do mình. Trong bối cảnh Ngày Doanh nhân đan xen tâm tư như vậy, tôi có lời khuyên là đừng tâm tư, hãy suy nghĩ tích cực đi, sẽ thành công.

Yếu tố ông muốn nhấn mạnh đến có phải tâm tĩnh sẽ thành công?

Trong việc làm ăn có 05 nguồn lực. Đây là sự đúc kết trong 25 năm làm việc của tôi.Cụ thể là:
Trí tuệ: tức là anh có nhiều dữ liệu, nhiều thông tin, phải mở mang trí của mình ra. Không nên tự kết luận đóng bộ não lại. Không nên theo kiểu, tui khủng hoảng khó khăn quá nên phải chờ thời, tìm gì dễ kiếm ăn, chụp giựt như vậy không có trí, tức trí lực kém.
Tâm lực: Tức là đời sống tâm hồn. Mình phải giảm tâm xuống đừng để âu lo, vươn ra tìm nguyên nhân để thay đổi. Tránh tình trạng ta chưa chết thì mình đã chết rồi.
Tài lực: Tức là tài năng, khả năng vượt qua cái khó bằng tài năng. Ví dụ tài năng tìm kiếm vốn, mở rộng mối quan hệ của anh có hay không; khả năng nhận diện thị trường ngách có hay không.
Vật lực: Tức là khả năng vật chất, tiền chi phí cho trả lương, giao tiếp, văn phòng mặt bằng, phải liệu cơm gắp mắm. Nếu anh không biết dùng cái vật chất tức là anh thất bại rồi. Cha ông ta đã dạy từ xưa rồi “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”.
Ngoại lực: tức là mối quan hệ quy tụ. Anh muốn huy động vốn, huy động nguồn nhân lực, muốn người ta giúp anh, muốn người ta chuyển vốn cho anh bằng hàng hóa thì phải nhìn mặt anh sáng sủa thấy được trí tuệ thông minh bản lĩnh; nhìn tướng phải đàng hoàng, chứ nếu anh tèm lem, này nọ thì ai mà giúp anh.
Tiếc là thường thì doanh nhân chỉ nhìn từ một nguồn lực duy nhất. Đó là vật lực. Tức là tiền, kiếm tiền. Muốn kiếm tiền để tồn tại thì một bà bán bánh mì vẫn có 5 nguồn lực, nhưng không biết phát huy 5 nguồn lực mà chỉ biết 01 mà thôi.
 
Trong những năm kinh tế tăng trưởng tốt, khoảng cách giữa nông thôn và đô thị ngày càng xa . Nay dù khủng hoảng nhưng khoảng cách ấy vẫn không dễ thu hẹp. Theo ông, giải pháp nào là ổn thỏa nhất?
 
Nông thôn hiện nay là gốc rễ của đất nước. Đó là nơi cung cấp nguồn lương thực ổn định cho cả quốc gia của mình. Đồng thời cũng là nơi cung cấp nguồn lao động cho các đô thị. Nhưng họ đang mất 2 yếu tố sau đây:
- Mất quyền lợi về yếu tố thông tin, tức là thông tin đô thị họ cập nhật yếu kém.
- Hai là họ rất ít chạm được cái văn minh đô thị trong cuộc sống, ứng xử học tập mua sắm… cách làm thương hiệu, bảo vệ thương hiệu. Thiếu thông tin đô thị nên dẫn đến việc mua hàng gian, giả, nhái xảy ra nhiều ở nông thôn. Vì vậy, phải đánh thức nhân tài ở nông thôn để họ giữ vững 80% đất đai, dân số cho đô thị. Sứ mệnh của họ rất rõ như vậy nhưng ngược lại đô thị đang đối xử bất bình đẳng với nông thôn. Tức là đô thị đang đầy đủ mọi mặt từ vật chất đến tinh thần, nhưng họ không bao giờ chia sẻ. Giống như con em ở nông thôn khi rời xa gia đình ít sự chia sẻ, đem kiến thức đã học được từ nhà trường về áp dụng và phụng sự với nông thôn. Do đó hàng nông sản để vào siêu thị hay sản xuất rất khó khăn. Đặc sản để đóng gói chuyên nghiệp lại không có mà người đô thị họ đang rất cần. Cung và cầu không ăn khớp với nhau nên cái bất bình đẳng là ở chỗ đó.
 
Thuộc về chính sách phải không thưa ông?
 
Có ba yếu tố:
- Năng lực canh tranh kém của người nông thôn đối với đô thị. Chính phủ có giúp cách mấy thì cũng không thể cải thiện ngay được. Ví dụ internet về làng, nhưng họ có được tiếp cận được nhiều đâu. Họ đang bị đánh đố. Bao bì nhãn mác toàn bằng tiếng Anh. Nhưng có chương trình nào dạy bán hàng, sử dụng sức mạnh thương hiệu ở nông thôn đâu. Không hề.
- Tiểu thương ở nông thôn đang thiếu sự đào tạo căn bản. Ví dụ hàng trăm lớp do bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn với Hội Nông Dân thì chỉ dạy sản xuất chứ chưa dạy kinh doanh giỏi. Không dạy người Nông dân, đó là điểm yếu nhất của chúng ta suốt 80 năm nay. Dân tự bơi. Chính vì vậy tôi đã mở ra trang mocque.com; phattrienmientrung.com; hoconline-cungmocque.com; vit-hoptacquocte.com; suckhoeonline.net để mọi người có thông tin hơn, cung cấp kiến thức miễn phí, các lớp học miễn phí. Tôi đi các tỉnh dạy cho các đoàn thể, tuyên truyền viên, báo cáo viên, giảng viên… Dạy xây dựng thương hiệu cho nông sản, cách bán hàng để họ có tài liệu để họ truyền cho nhiều người khác.
 
Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này.
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc