TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.423
  • Tổng lượt truy cập: 7.266.987

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Bài Thu Hoạch_Nguyễn Thị Ngọc Hậu

Đăng lúc: Thứ tư - 28/11/2012 20:53
Trước tiên em phải nói lời cảm ơn thầy. Thầy k chỉ là người thầy, mà ở thầy em thấy sự gần gũi, yêu thương cuả người anh, người cha, người chú đã đúc rút những kinh nghiệm thực tế, những bài học cá nhân và chúng sinh từ sự quan sát, thấu hiểu bằng cả tấm lòng của thầy. Cảm ơn thầy vì những lời chia sẻ mộc mạc, chân tình nhưng chứa đựng nhiều thâm thúy, sâu xa. Cảm ơn thầy em đã ngộ ra nhiều điều.
Thật ra mỗi người đều có một bản ngã của riêng mình, chinh phục, vượt qua chính là chiến thắng phần con trong mình, để phần người trỗi dậy, tâm bình an, một điều tưởng chừng như đơn giản, k sân si phiền muộn nhưng mấy ai hiểu và làm được.
Xã hội bây giờ phát triển quá chóng mặt hay con người bị cuốn vào vòng xoáy đó mà k biết, k thể nào giữ tâm cân bằng được. Người ta cứ cho rằng thời gian của mình quá ít, k đủ để làm việc thì lấy đâu mà quan tâm, hỏi han vớ vẩn đến ng khác. Còn bao nhiêu hợp đồng chưa giải quyết, bao nhiêu chầu nhậu thâu đêm suốt sáng, có khi về tới nhà thì con cái đã ngủ yên, vợ đang mơ về nơi xa lắm. Vẫn là điệp khúc cũ “Nhậu khổ lắm ai ơi, chứ có bổ béo gì đâu!”. Đã biết khổ sao còn tự làm mình khổ!!!
Sống chung trong một gia đình như mặt trăng với mặt trời “Gần nhau trong tấc gang mà biển trời cách mặt”. Con cái trong gia đình không có sự quan tâm của bố, mẹ thì:
1.       một là rất tự lập và võ đoán
2.      Hai là rất dễ bị cám dỗ, sa ngã, yếu đuối. sức đề kháng chống chọi với nghịch cảnh k còn
Sống trong 1 gia đình mà sự ích kỷ về tình thương từ trên xuống thì thật là bất hạnh. Chính cha mẹ vô tình đã hình thành nên lối sống ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân cho con cái. Khi ích kỉ rồi thì tình thương, sự ấm áp, chia sẻ, trách nhiệm người – người biến mất, các em sẽ thấy cô độc, cảm giác bị bỏ rơi từ đó có suy nghĩ lệch lạc, cứ tìm kiếm sự thanh thản, niềm vui nơi xa xôi nào đó bên kia thế giới, thực tế chứng minh ngày càng nhiều trẻ em tự tử vì bức bối trong chính căn nhà của mình mà k có sự chia sẻ, cảm thông của ng lớn. Lúc đó trách bà hay trách ông thì mọi việc cũng quá muộn màng
Ngày cành nhiều gia đình như thế, họ kết hôn rồi li hôn. Tình yêu cũng đong đầy mà thù hận cũng ngút trời.
Vậy làm sao để gia đình là 1 tế bào của xã hội. 1 gia đình hạnh phúc đúng nghĩa của nó, đó là:sự sum họp quây quần bên mâm cơm gia đình là điều tối thiểu. Dù có bận cách mấy chí ít trong 1 tuần các thành viên cũng phải sum vầy bên bữa ăn chung, “vì có thực mới vực được đạo mà”. Chính bữa ăn là nơi gắn kết mọi người lại với nhau, các nhà quây quần bên nhau, cùng trò chuyện, quan tâm và chia sẻ.
Đàn ông dù bên ngoài xã hội có là giám đốc quyền cao chức trọng, chỉ huy, ra lệnh ng khác, thì khi về nhà cũng nên cởi lớp áo đó ra, xắn tay vào phụ vợ rửa chén, lặt rau, hay chí ít lăn tăn bên cô ấy như đứa trẻ chờ được sai vặt để ng phụ nữ thấy được sự quan tâm của chồng dành cho mình, từ đó họ sẽ hi sinh gấp bội phần. Đàn ông thôi  hãy nghĩ đó là việc cỏn con, nhỏ nhoi chỉ dành cho đàn bà. Xin hỏi “Việc nhỏ k làm thì sao làm được việc lớn đây?”
Phụ nữ thôi hãy ca thán chồng – con mà hãy nhẹ nhàng quan tâm, matxa, đấm lưng, xoa bóp để xua tan mệt mỏi cho chồng, dạy con sự quan tâm, trách nhiệm, chia sẻ, biết hi sinh vi người khác. Hãy để gia đình thật sự là 1 tổ ấm, chốn bình yên ta quay về đúng nghĩa của nó.
Nếu mọi người đều biết quan tâm, yêu thương và chia sẻ thì làm gì có sân si phiền muộn, làm gì có uẩn khúc nào mà k hóa giải được, làm gì có sự chia li, nước mắt hay hận thù. “Nói dễ làm khó” -  đây là cả một quá trình hoàn thiện, phấn đấu của mỗi cá nhân, con người ai chẳng có sai sót, có lỗi lầm, chỉ cần thành tâm sữa chữa thì ta càng đạt dần đến Chân – Thiện – Mỹ.
 
p/s : Thầy ơi, trong bài chia sẻ của thầy có nhắc đến 1 câu “ biết thế bèn thôi”. Thật sự em không đồng ý với quan điểm này lắm. Là bạn bè thì phải giúp đỡ lẫn nhau. Giúp đỡ chứ k phải hại họ. K phải tay lay làm mọi việc rối tung lên.
Vd : nếu mình thấy bạn mình làm điều sai, đang cặp bồ mà biết thế bèn thôi, thì k được, nhìn thấy sự đổ vỡ của bạn bè trước mặt mà k can thì lòng mình sẽ k yên. Có sự thật nào mà che dấu được mãi đâu
Nếu là em thì em sẽ gặp ng đang mắc lỗi đấy, nhẹ nhàng hỏi han, quan tâm, tìm ra nguyên nhân sâu thẳm của vấn đề là do chán cơm, thèm phở, hay chỉ là muốn bằng anh bằng em, do sự ngột ngạt gia đình mà tìm kiếm sự thoải mái bên ngoài... Từ đó mà có hướng giúp bạn thích hợp

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

Ý kiến bạn đọc