TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.424
  • Tổng lượt truy cập: 7.218.648

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Bài Thu Hoạch_BÀI VIẾT VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Đăng lúc: Thứ tư - 28/11/2012 21:50
Thời gian gần đây, tình trạng bạo lực học đường đang ngày một gia tăng ở khắp nơi trong nước, làm xấu đi hình ảnh ở các trường học, nơi mà tính tốt đẹp, nhân văn cần được đề cao và nó cũng ảnh hưởng đến văn hóa, thuần phong mỹ tục của đất nước. Vì vậy đây là một vấn đề bức thiết của xã hội cần được giải quyết.
 BÀI VIẾT VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Thời gian gần đây, tình trạng bạo lực học đường đang ngày một gia tăng ở khắp nơi trong nước, làm xấu đi hình ảnh ở các trường học, nơi mà tính tốt đẹp, nhân văn cần được đề cao và nó cũng ảnh hưởng đến văn hóa, thuần phong mỹ tục của đất nước. Vì vậy đây là một vấn đề bức thiết của xã hội cần được giải quyết.
Để giải quyết rốt ráo vấn đề trên, trước hết chúng ta cần tìm ra đâu là những nguyên nhân cốt lõi gây ra tình trạng bạo lực học đường, sau đó sẽ đưa ra những giải pháp cho những nguyên nhân đó.
Tình trạng bạo lực học đường là những hành động, lời nói mà một học sinh gây ra mang tổn hại đến cho bản thân hoặc bạn bè của mình về thể xác, tinh thần. Hành vi và lời nói bạo lực đó được xuất phát từ những ý niệm, quan điểm của học sinh hay nói cách khác là từ tính cách của các em.
Tính cách của học sinh hình thành do 2 yếu tố:
-         Ảnh hưởng môi trường bên ngoài.
-         Từ nội tại của các em .
Hai yếu tố trên cũng là những nguyên nhân chính tạo ra những ý niệm, hành động, lời nói gây ra tình trạng bạo lực ở các em trong học đường.
 
A/ CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG:
 
1/ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI: gồm 3 nguyên nhân:
 
Nguyên nhân 1: Môi trường mà học sinh đang sống, học tập và sinh hoạt trong cuộc sống của mình: gia đình, trường học, xã hội, internet.
Một trong những môi trường trên nếu không lành mạnh sẽ ảnh hưởng xấu tâm lý và hành vi của học sinh.
Nguyên nhân 2:  Sự giáo dục mà học sinh đang nhận được: chủ yếu là từ gia đình và nhà trường.
Sự giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của hoc sinh.
Nguyên nhân 3: Áp lực thành tích của cha mẹ và nhà trường nặng nề dành cho học sinh làm mất cân bằng về tâm sinh lý.
 
2/ ẢNH HƯỞNG TỪ NỘI TẠI CỦA CÁC EM:
 
Nguyên nhân 4: Tâm tranh chấp hơn thua, thiếu nhường nhịn: ở lứa tuổi mới lớn các em thường hay háu thắng, thích chứng tỏ bản thân.
 
Nguyên nhân 5: Tâm giận dữ, bốc đồng gây ra hành động nông nổi.
 
B/ GIẢI PHÁP CHO NHỮNG NGUYÊN NHÂN TRÊN:
 
Nguyên nhân 1: Cần hướng các em sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh.
 
1/ Gia đình:
-          Cha mẹ cần tránh sự bạo hành trong gia đình sẽ dễ làm tổn thương các em nhất là các em ở tuổi mới lớn sẽ rất nhạy cảm. Nếu cha mẹ bất đồng quan điểm và có cãi vã thì không nên hành động trước mặt các em.
-         Cha mẹ cần sống tốt và xây dựng văn hóa gia đình nề nếp, kỷ cương, có sự kính trên nhường dưới và yêu thương trong gia đình.
2/ Nhà trường:
-         Cần nghiêm túc trong việc xây dựng kỷ luật, nội quy nhà trường, xử phạt nghiêm khắc những học sinh vi phạm và khen thưởng động viên những tấm gương người tốt việc tốt… nhằm hướng cho các em một môi trường học tập lành mạnh và đầy tính nhân văn.
3/ Xã hội:
-         Tránh cho các em đến các tụ điểm ăn chơi thiếu lành mạnh như quán bar, vũ trường… mà khuyến khích tạo điều kiện cho các em tham gia những sân chơi lành mạnh, bổ ích như các câu lạc bộ thanh niên, cung văn hóa lao động… khuyến khích các em tham gia các hoạt động cộng đồng để nâng cao giá trị yêu thương, chia xẻ, nghĩ đến người khác trong tâm hồn các em.
4/ Internet:
Mạng internet như là một xã hội thu nhỏ, có những khu vực tốt và có những khu vực xấu. Cần hướng các em chọn những trang web có nội dung lành mạnh để học tập, giải trí.
 
Nguyên nhân 2: Cần quan tâm giáo dục cho các em nhiều hơn
1/ Gia đình:
-         Cần quan tâm đến các em nhiều hơn để chia xẻ, khuyên bảo, động viên và giáo dục các em khi gặp những sự cố trong cuộc sống. Đối với các học sinh chuẩn bị vào tuổi dậy thì  thì bên cạnh kiến thức được dạy ở trường, cha mẹ cần chỉ bảo cho các em cặn kẽ hơn những kiến thức của tuổi mới lớn để các em không bị hoang mang, xáo trộn tâm lý vì những chuyển biến của cơ thể.
2/ Nhà trường:
-         Nên có những lớp học ngoại khóa dạy thêm những kiến thức về tình yêu thương, chia xẻ trong cộng đồng, về lý tưởng tốt đẹp của tuổi trẻ mà các em cần hướng tới, về những kỹ năng sống ngoài xã hội…
-         Cần tổ chức thường xuyên hơn những hoạt động công tác xã hội, những buổi sinh hoạt, giao lưu… nhằm tạo cho các em một sân chơi lành mạnh, bổ ích, vừa chơi vừa rèn luyện tính cách và những kỹ năng sống trong cộng đồng.
Nguyên nhân 3:
- Gia đình và nhà trường cần kích thích sự ham học, tạo cho các em sự yêu thích, niềm vui trong học tập sẽ hiệu quả hơn là nhồi nhét, ép buộc các em.
- Tránh chạy theo thành tích, so sánh con em mình với những học sinh giỏi khác vô tình sẽ tạo ra sức ép không tốt cho các em.
- Cố gắng cho các em cân bằng giữa học tập và vui chơi giải trí, tăng cường vận động, tập thể thao.
Nguyên nhân 4:
-         Nếu các em có tâm tranh chấp, cha mẹ cần dạy các em về tình yêu thương, về hạnh phúc của sự buông bỏ, sự vị tha trong cuộc sống. Cần cho các em tự suy gẫm để hiểu và cảm nhận từ ý thức, các em sẽ dễ có chuyển biến tốt đẹp hơn.
-         Có thể giới thiệu cho các em đọc những quyển sách học làm người để bổ sung thêm những giá trị tốt đẹp cho tâm hồn các em.
Nguyên nhân 5:
-         Nếu các em thường hay giận dữ, cha mẹ nên dạy cho các em về sự kiềm chế để tránh gây đổ vỡ, đó là chuẩn mực đạo đức của người có tri thức, về sự tha thứ để được nhẹ nhàng và hạnh phúc…
-         Giới thiệu cho các em sách học làm người như ở giải pháp cho nguyên nhân 4.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 49 trong 11 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

Ý kiến bạn đọc