TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.420
  • Tổng lượt truy cập: 7.217.691

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Sách - Xây dựng văn hóa Gia đình Doanh Nhân (Phần I)

Đăng lúc: Thứ năm - 29/11/2012 11:29 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
Hạnh phúc gia đình

Hạnh phúc gia đình

Gia đình có văn hóa, có giá trị giống như những tế bào tốt cho cơ thể là xã hội sẽ phát triển tốt đẹp. Một xã hội, đất nước có nhiều gia đình có văn hóa thì quốc gia ấy có chiều sâu về văn hóa dân tộc, có cả văn minh của nhân loại, và ngược lại. Doanh nhân, doanh nghiệp cũng vậy. Doanh nhân, doanh nghiệp có văn hóa (phần lớn
Văn hóa là cái gốc, là giá trị. Đối với một quốc gia, mất văn hóa là mất giá trị. Còn đối với gia đình, văn hóa gia đình đóng vai trò nền tảng. Gia đình có văn hóa, có giá trị giống như những tế bào tốt cho cơ thể là xã hội sẽ phát triển tốt đẹp. Một xã hội, đất nước có nhiều gia đình có văn hóa thì quốc gia ấy có chiều sâu về văn hóa dân tộc, có cả văn minh của nhân loại, và ngược lại. Doanh nhân, doanh nghiệp cũng vậy. Doanh nhân, doanh nghiệp có văn hóa (phần lớn xuất phát từ gia đình có văn hóa), giữ được văn hóa và xem văn hóa là cái gốc, chắn chắc doanh nghiệp ấy sẽ trường tồn, phát triển bền vững. Sản phẩm của doanh nghiệp có “văn hóa doanh nghiệp” được xây dựng bởi người chủ – doanh nhân có văn hóa luôn hàm chứa những giá trị, ý nghĩa mang tính nhân văn (ngoài giá trị sử dụng của sản phẩm). Ở một mức độ cao hơn, doanh nghiệp, doanh nhân có văn hóa và xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ được nhân lên, tạo ra cộng đồng có văn hóa, bởi những con người, mà cụ thể là cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp đó. Như vậy, một nền kinh tế, một đất nước có nhiều doanh nhân, doanh nghiệp có văn hóa thì xã hội và đất nước đó sẽ tốt đẹp và phát triển bền vững trên nền tảng văn hóa gia đình doanh nhân


Từ những ý nghĩa trên, chúng tôi cho ra đời cuốn sách “Xây dựng Văn hóa gia đình – Doanh nhân” với mong muốn chia sẻ những suy nghĩ, trải nghiệm của tác giả trong quá trình đi tư vấn, giảng dạy chuyên đề về Văn hóa gia đình, Văn hóa doanh nhân ở nhiều nơi.

“Văn hóa, Gia đình, Doanh nhân” là 3 nội dung rất lớn, quan trọng và phong phú, nên tác giả xin làm người ghi lại một góc rất nhỏ trong đời sống của doanh nhân, để có cái cho mọi người góp ý, chia sẻ và mở ra nhiều vấn đề lớn cho người khác thực hiện tốt hơn.

Nội dung cuốn sách có nhiều ý kiến mang tính chủ quan của tác giả và do trình độ còn hạn hữu, nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Mong các bậc cao minh, bạn đọc góp ý chân thành, tác giả rất cầu thị đón nhận để bổ sung cho lần tái bản sau cuốn sách sẽ chứa đựng nhiều suy nghĩ, sáng kiến của doanh nhân và bạn đọc.

Chân thành cảm ơn.
Tác giả

MỘC QUẾ 
                                           CHƯƠNG 1:

CÁC YẾU TỐ CẤU TẠO VĂN HÓA GIA ĐÌNH DOANH NHÂN


PHẦN I: CÁC YẾU TỐ QUAN HỆ TẠO LẬP GIA ĐÌNH CỦA DOANH NHÂN


Khi chúng ta ngồi lại với nhau để làm một công việc, sản xuất, mua bán, dịch vụ, nói cách khác là kinh doanh thì người tham gia các loại kinh doanh đó gọi là doanh nhân. Hiểu rộng một chút như vậy, chứ không phải chủ một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới gọi là doanh nhân. Vậy trong mỗi gia đình, phần lớn đều có thể tham gia kinh doanh. Chẳng hạn, một cụ bà bán trước hiên nhà của mình dưa cải muối là kinh doanh kiểu kinh tế gia đình; một bạn sinh viên đi học về có thể nhận sửa máy vi tính, hoặc nhận may thêm đồ ở nhà… như thế cũng gọi là kinh doanh. Thực tế không phải ai làm doanh nhân cũng có chồng hoặc vợ làm doanh nhân.

Chặng đường phát triển của một đời người kinh doanh như vậy cũng đồng thời phát triển văn hóa gia đình của người đó. Cho đến khi người đó bước vào tuổi tiền hôn nhân, tức là bước qua khỏi tuổi “teen” để có sự rung động đầu đời của lứa đôi, để rồi từ đó người ta mới có những suy ngẫm về hôn nhân. Như vậy, từ tiền hôn nhân cho đến hôn nhân thì ý nghĩa về đơn hôn hay đa hôn là ý niệm bình thường, có trong đầu mỗi người. Với khuôn khổ của luật pháp và giá trị xã hội, người ta khuyến khích một xã hội bền vững thì đơn hôn vẫn là tốt nhất. Ngay cả nhiều luật tục mang tính truyền thống được truyền nối từ đời này sang đời khác, không có trong văn bản, trong Luật hôn nhân và Gia đình, phần lớn cũng chấp nhận đơn hôn là điều tốt nhất.

Quan niệm lập gia đình rất chi phối cách quản lý kinh doanh của một doanh nhân. Trong sự đa dạng quan hệ đó có những gia đình doanh nhân được tạo dựng nên trong quá trình hình thành ý tưởng kinh doanh. Họ tổ chức các hoạt động kinh doanh, doanh nhân thường cần đối với 3 loại người. Nhóm thứ nhất: Người có tiền, có vốn, có cơ sở vật chất, có hàng hóa; Nhóm thứ hai: Người có thế lực, có mối mang, có công việc làm; Nhóm thứ ba: Người có khả năng giải quyết 2 vấn đề trên. Doanh nhân trong quá trình lập nghiệp tạo ra sự nghiệp kinh doanh gọi là doanh nghiệp, họ làm và cần thiết 3 nhóm người trên qua môi trường kinh doanh, họ tìm bạn, người tri kỷ và lập gia đình, đó chính là cơ sở hình thành gia đình doanh nhân.
 
 
PHẦN II:CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH KINH DOANH


Ở Việt Nam chúng ta chủ yếu có hai cách tổ chức gia đình:

Gia đình sống chung nhiều thế hệ: Ông bà còn, cha mẹ, tới mình và con mình gọi là tứ đại đồng đường. Doanh nhân có thể là cha mẹ, có thể là người chưa lập gia đình và họ sống chung và trong môi trường sống chung này, nó sẽ hình thành nên một tư duy văn hóa gia đình. Doanh nhân đi lên từ môi trường đó và xây dựng một sự nghiệp kinh doanh trên mối quan hệ đó thì gọi là các thế hệ trong một gia đình doanh nhân.


Gia đình một thế hệ: Tức là khi họ thoát ra khỏi tứ đại đồng đường, lập một gia đình riêng. Ví dụ: Gia đình của một công nhân từ nơi khác tới lập nghiệp, sinh sống và lập gia đình. Sau đó họ tham gia kinh doanh và lớn dần thành chủ doanh nghiệp. Họ xa dần mối quan hệ tứ đại đồng đường, xa dần mái tranh nghèo, làng quê, góc phố xưa mà nơi họ sinh ra lớn lên. Họ tự hào là họ chỉ có một thế hệ. Trong thời kỳ hiện đại, lực lượng này đã trở thành một lực lượng sống xa gia đình và trở thành một gia đình riêng. Tuy nhiên, trong gia đình đó, con người vẫn có đời sống tâm linh và tôn giáo, vẫn thờ cúng ông bà, tổ tiên để giữ đường dây kết nối với dòng họ, các thế hệ. Nhưng có những người, suốt 5, 10 năm họ ở nhà trọ, chưa có nhà riêng, sống nhờ, do đó rất khó sinh hoạt với các thế hệ trong gia đình, cho nên đời sống văn hóa giới kinh doanh đó dần dần trở thành đơn lẻ, cô độc. Điều này thường dẫn đến là họ kinh doanh quyết đoán, không có nơi đi, chốn về, không có nơi nương tựa nên rất dễ bị lệch hướng văn hóa. Đời sống gia đình doanh nhân đó đáng lo ngại cho cái nền tảng văn hóa gia đình của họ.

Hiện nay, trên các thành phố lớn, tầng lớp dân nhập cư đưa gia đình mang tính tứ đại đồng đường vào cùng chung sống rất hiếm. Chính vì điều này mà tư duy xây dựng văn hóa gia đình của họ dần dần trở thành văn hóa của gia đình một thế hệ. Đây là xu hướng đang ngày càng hiện rõ. Cho nên, chúng ta thấy có những doanh nghiệp hoặc những người chủ điều hành doanh nghiệp, họ quyết định những vấn đề mà không có hơi hám gia đình, không có không khí của sự bình an, không có trạng thái của sum họp, hơi ấm gia đình và cô lẻ. Do đó, họ dễ làm những điều như mua bán hóa đơn giả, quyết đoán công việc không có dây cương, nên không thắng lại được, quan niệm “hy sinh đời bố củng cố đời con”, như vậy là lối sống văn hóa gia đình đầy nguy cơ.

Triết lý công ty hay sứ mệnh doanh nghiệp đều có sự sâu thẳm, cái hồn của gia đình doanh nhân. Những doanh nghiệp trong điều lệ công ty hay trong tổ chức bộ máy, họ có công bố: Trách nhiệm lãnh đạo, triết lý công ty hay slogan cho thương hiệu - đó chính là kết quả của một doanh nhân có tư duy lấy gốc từ văn hóa gia đình.
(Còn tiếp)
 
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc