TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.426
  • Tổng lượt truy cập: 7.741.125

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Giá trị toàn cầu và công nghệ không có điểm dừng - ta phải làm gì?

Đăng lúc: Thứ năm - 21/02/2019 11:14 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
Mấy tháng trước về quê Tam Điệp (Ninh Bình), cô cháu than, muốn theo 4.0 mà đài báo nói sốt cả ruột, xem ti vi thì không hiểu phải làm gì.
Nhìn xí nghiệp hơn chục công nhân của cháu chuyên sản xuất đá mỹ nghệ có tên là “Đồng Tiến” nghĩa là “tiền đống”, tôi hiểu giấc mơ vượt nghèo của cháu và nỗi lo công nghệ thay đổi cách vận hành xí nghiệp trong tương lai.



 Mất triệu việc làm này lại sinh ra triệu việc khác như một quy luật.
 
Đi một vòng thấy loại máy khoan cắt hoa văn trên đá mua của Trung Quốc với giá mấy trăm triệu, cho cái USB có thiết kế họa tiết vào máy, sau vài tiếng một tấm đá được khắc đẹp như tranh, nếu làm tay phải mất vài ngày và chất lượng không đều.

Cháu kể, do bạn mách, thấy đồng nghiệp có, nghe nói bên Trung Quốc bán, vào Internet, Facebook để xem. Tôi cười bảo, học hết phổ thông, lại “nghe nói” để đầu tư, mà cháu đi trước cả 4.0 rồi, trí tuệ nhân tạo (AI), robot chính là đây. Cháu hiểu công nghệ hơn cả những vị thao thao trên bục về 4.0 mà không hiểu hết rằng, công nghiệp 4.0 (CN) sẽ không chỉ thay đổi công nghệ mà thay cả não trạng vận hành xã hội.

Tôi nói thêm, không chỉ có CN 4.0 thay đổi, các giá trị khác cũng khác xưa, nếu không thích ứng thì cỡ một quốc gia cũng bị bỏ lại.
Các giá trị toàn cầu đang thay đổi

Trong Diễn đàn Kinh tế thế giới 2018 có nhiều nguyên thủ quốc gia tới dự. Tổng thống Pháp Macron, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ D.Trump, Thủ tướng Ấn Độ Modi và nhiều quan chức, lãnh đạo tập đoàn lớn, các học giả có ảnh hưởng toàn cầu. Đọc mỗi bài phát biểu sẽ hiểu họ nhìn thế giới ra sao và giá trị phổ quát dưới lăng kính “quyền lợi quốc gia” thế nào.

Năm 2017, Chủ tịch Tập Cận Bình khuấy đảo diễn đàn bằng cách bảo vệ toàn cầu hóa vì nhờ tiến trình này mà Trung Quốc vượt lên và thành nền kinh tế thứ 2 thế giới. Họ ủng hộ là vì họ. Năm nay Liu He, người phó của ông Tập, vẫn tiếp tục ở Davos “Một vành đai, một con đường là toàn cầu hóa của Trung Quốc”.
Tổng thống D.Trump bảo vệ “America First”, chẳng cần đếm xỉa đến toàn cầu. Ông cho rằng, Mỹ bị thiệt thòi trong mấy chục năm do thế giới phẳng. Nước Mỹ có phát triển thì thế giới mới phát triển, các bạn hãy tự lo cho nước mình đi, ông nói thêm.

Ông Modi, Thủ tướng Ấn Độ lãnh đạo đất nước hơn một tỉ dân và hiện là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới với dự đoán tăng tới 7,4% trong năm 2018, nói về ba nguy cơ đe dọa nền văn minh nhân loại. Đó là biến đổi khí hậu, khủng bố và chối bỏ toàn cầu hóa.
Nếu hỏi mấy vị trên về tầm nhìn của quốc gia ở thế kỷ trước có thể họ nói khác. Trung Quốc nói về kẻ thù không đội trời chung, Mỹ bàn về giá trị phổ quát trong khi Ấn Độ đang cố vượt lên vùng trũng ở châu Á.

Quốc gia cảm thấy bị thiệt do mất việc, thất nghiệp nhiều, bất bình đẳng sinh ra dân tộc chủ nghĩa, đổ lỗi cho nước khác đã cướp cơm. Hiện tượng bầu Trump ở Mỹ, Anh với Brexit và nhiều nơi khác đang thể hiện rõ xu hướng này. Xã hội thời 4.0 sẽ không còn diện mạo như thế kỷ 20 phân chia rõ rệt “ta địch” để dựa vào bạn bè hay đồng minh.

CN 4.0 là “tiền đống” để chia

Cách mạng CN 4.0 sẽ phát triển, các chuyên gia dự đoán, thị trường CN4.0 sẽ đạt doanh số hàng ngàn tỉ đô la vào năm 2030. Sách trắng của ADB “ASEAN 4.0: What does the Fourth Industrial Revolution mean for regional economic integration? - 4.0 có ý nghĩa kinh tế hội nhập như thế nào trong khu vực” xuất bản năm 2017 do Bộ trưởng Thương mại Việt Nam là đồng tác giả, cũng ước tính tới năm 2030, thị trường công nghệ mới sẽ tạo ra giá trị từ 220-625 tỉ đô la Mỹ hàng năm cho ASEAN.
Đây là cơ hội cho SMEs (các xí nghiệp nhỏ và vừa) vượt lên. Hiện nay SMEs chiếm khoảng từ 88-99% các xí nghiệp trong khu vực và tạo ra từ 52-97% công ăn việc làm tại các quốc gia ASEAN.

Miếng bánh 600 tỉ đô la do CN 4.0 tạo trong ASEAN và ở tầm toàn cầu hàng ngàn tỉ đô la là điểm nóng cho các nhà kinh tế và chính trị suy tính. Việt Nam có CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) mới được Quốc hội thông qua và được dự đoán hưởng lợi nhiều nhất với ước tính từ nay đến năm 2035 sẽ tạo ra từ 25.000-30.000 việc làm hàng năm.

Mấy năm trước lên Vị Xuyên vào xã Phong Quang miền núi, tôi ấn tượng với hai hình ảnh. Trong nhà cạnh bếp củi lửa hồng là một chàng trai đang duyệt net bằng điện thoại thông minh. Ngoài nương là bà mẹ địu con trước ngực, sau lưng là bồ đan. Cô vừa bẻ ngô ném rất khéo vào bồ, tay kia áp cái điện thoại thông minh vào tai đang trao đổi với ai đó về chợ búa sáng sau.

Trước đây 10 năm ai dự đoán được điện thoại thông minh sẽ thống trị thị trường thế giới thì họ đã giàu. Iphone, Samsung, Huawei... là những ví dụ sống động. Hôm nay ra đường ít người quên vật nhỏ bé có chức năng truy nhập cả tin về sao Hỏa.

Hơn 20 năm trước, Việt Nam trăn trở cho Internet vào hay không, dù thế giới đã đi cả thập kỷ. Thử hỏi hôm nay, cá mập cắn cáp một ngày sẽ thiệt hại cho kinh tế biết bao nhiêu. Hơn nửa dân số Việt Nam có Internet, hơn nửa nhân loại có kết nối. Tới đây sẽ đạt 100% như điện thoại thông minh đang trải dài từ Hà Nội lên Vị Xuyên.
Vào năm 2050 dân số thế giới là 10 tỉ người, Việt Nam sẽ khoảng từ 110-120 triệu, CN 4.0 sẽ là cơ hội “tiền đống” cho quốc gia này và là thất bại của nơi khác, như thế giới phẳng mấy chục năm qua có kẻ được người mất.

Không thể có CN 4.0 với một bộ máy 1.0

Giá trị toàn cầu thay đổi trong khi CN 4.0 đang nổi lên như xu hướng công nghệ mới, nguy cơ mất hàng triệu việc làm do AI, robot thay thế là có thật, dân tộc chủ nghĩa đang trỗi dậy không còn là chuyện nhỏ, mỗi quốc gia phải làm gì cho tương lai.

Đương nhiên “America First” của Mỹ không thể đem áp dụng cho Lào hay Campuchia. “Một vành đai một con đường” khó mà mang cho Việt Nam học. Đi lên bằng IT của Ấn Độ các nước khác khó mà học hỏi. Các nguyên thủ tới Davos có thế giới quan khác nhau nhưng có cái chung đều vì quyền lợi quốc gia.
Tuy nhiên, mất triệu việc làm này lại sinh ra triệu việc khác như một quy luật vui “việc làm không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi, mà chỉ chuyển từ người này sang người khác”.

“Muốn việc làm sinh ra và không chuyển cho người khác” phải có tầm nhìn vài thập kỷ. Trong bối cảnh công nghệ thay đổi, giá trị toàn cầu hết thời “ta địch” mà chỉ còn đối tác làm ăn. Mỗi người phải tự đào tạo lại, quốc gia chuẩn bị kỹ năng cho công dân tiếp nhận AI, IoT, CN 4.0 đang thay thế dần kiểu lao động cũ.

Quốc gia thông minh tạo điều kiện cho dân sáng tạo, đột phá và khả năng thích ứng. Trong khi đó, lãnh đạo phải trả lời những câu hỏi phức tạp. Làm sao tạo việc làm mới cho người bị máy thay thế? Xây dựng hạ tầng mạng an toàn kết nối toàn cầu trong khi đòi hỏi an ninh quốc gia khác biệt? Các công ty làm ăn quốc tế nhưng phải theo luật trong nước ra sao? Tự do và quyền trong thế giới số được quan niệm như thế nào?

Hai thập kỷ trước Việt Nam còn băn khoăn mở cửa Internet nhưng bây giờ CN 4.0 không còn ai đóng mở bằng quyết định chính trị. Hồi tháng 12-2018, khi trả lời báo chí Việt Nam, ông Ousman Dione, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đã nói về chữ TIP để thích ứng với CN 4.0: Technologies - Công nghệ, Institutions - Thể chế, và People - Con người. Ông nói thêm, sẽ không thể có CN 4.0 với một bộ máy 1.0.
Từ khóa:

tam điệp, ninh bình

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc