TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.426
  • Tổng lượt truy cập: 7.740.972

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Mùa xuân nói chuyện con cá vùng châu thổ

Đăng lúc: Thứ năm - 21/02/2019 16:40 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng châu thổ “văn minh sông nước”, nơi mà mật độ mạng lưới sông rạch và kênh mương chằng chịt nối kết cùng với hàng ngàn héc ta vùng trũng ngập nước, đầm lầy, ao hồ...
Tổng chiều dài các lòng dẫn nước khắp vùng châu thổ dài hơn 2 lần đường xích đạo trái đất và cuối cùng tất cả dòng chảy đều liên thông ra cả hai vùng biển rộng phía Đông và phía Tây.



Cá: sản vật cung cấp dinh dưỡng cho người dân vùng châu thổ Mêkông.
 
Vùng đất này có đủ cả các thể loại nước: nước ngọt phù sa vùng đầu nguồn, nước mặn vùng ven biển, nước lợ vùng giao tiếp hai dòng mặn ngọt, nước chua ở các vùng trũng nội đồng và có cả vùng nước chua - mặn, nước trầm thủy trong các khu rừng tràm. Chính vì sự đa dạng hình thái nước như vậy làm nhiều loài cá hiện diện ở khu vực hạ lưu sông Mêkông tạo nên một sự đa dạng sinh học vô cùng phong phú nổi tiếng trên thế giới, chỉ sau lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ.

Theo một báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới (WRI, 2003), lưu vực Mêkông có từ 1.200-1.700 loài thủy sản các loại. Theo một thống kê của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên, lưu vực sông Mêkông có ít nhất 1.100 loài cá nước ngọt (WWF, 2012). Con cá trở nên một phần quan trọng trong nền “văn minh sông nước” của vùng châu thổ.



Hình vẽ con mắt cá trên thuyền. Người dân tin rằng khi con cá lớn thấy ghe thuyền nó tưởng là gặp một đối thủ to lớn hơn nên phải tránh, không tấn công

 
Từ xưa, khi lưu dân Việt đến khai phá vùng đất này, cá nhiều vô số kể, tạo nên một nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho con người và các loài động vật khác sinh sống nơi đây. Con cá là một trong những trụ cột quan trọng của chuỗi thức ăn ở hệ sinh thái thủy sinh vùng đồng bằng. Cá là thức ăn cho nhiều loài chim chóc, ếch nhái, rắn rùa, rái cá, sấu..., thậm chí ngày xưa, thuở còn hồng hoang, các vị cao niên còn kể rằng con cọp vùng rừng ngập nước sông Cửu Long ăn cá dưới sông nhiều hơn ăn thịt các loài động vật trên cạn.
 
Rất nhiều dấu ấn hình ảnh con cá trong sinh kế, phong tục, tập quán ẩm thực, tín ngưỡng, ca dao, chuyển kể... của cộng đồng địa phương. Nhiều loài mắm làm từ các loài cá đánh bắt được, ăn không hết, ngoài làm khô, như mắm cá lóc, mắm cá linh, mắm cá rô, mắm cá sặt,... Món lẩu mắm với hàng chục vị rau vườn là món ăn đặc trưng riêng cho vùng Nam bộ.

Về tên gọi các loài cá, kể cả những người sống lâu năm cũng khó biết hết tên riêng từng con cá khác nhau tồn tại ở vùng châu thổ. Lấy một ví dụ riêng con cá rô cũng thấy sự phong phú rất thú vị: đầu mùa mưa, hàng trăm ngàn con cá rô nghe những tín hiệu sinh học bí ẩn nào đó trong tự nhiên báo mùa mưa đã đến, thế là không ai bảo ai, chúng di chuyển từ đồng ruộng ngược theo dòng nước tìm ra sông lớn để đẻ trứng, khi mùa lũ tràn về làm ngập nhiều vùng rộng lớn, cá rô con lớn lên rất nhanh nhờ nguồn thức ăn dồi dào.

Khi mùa lũ rút, người dân có thể “lượm” những con cá rô trong những hốc nước, vũng cạn, dấu chân trâu trên ruộng. Cá rô sống ở những vùng nước chảy hay mương đìa thì người dân thường gọi là cá rô đồng, cá rô gai. Con cá rô nào to béo, màu hơi vàng thì có tên là cá rô mề, con nào nhỏ hơn, cỡ 2-3 ngón tay thì gọi là cá rô thóc.

Trong thơ ca, con cá được nhắc đến khá nhiều ở vùng sông nước. Với hình ảnh tự do, không có sự sở hữu, người dân dùng từ “chim trời, cá nước”. Nói về nhóm du thủ du thực thì là bọn “đá cá lăn dưa”, những kẻ ỷ quyền lực, ức hiếp kẻ yếu thế thì “cá lớn nuốt cá bé”, những hạng người chẳng ra gì, xử sự cùng một kiểu thì là “cá mè một lứa”... Nói về vòng đời danh lợi, người dân ví von “Cá trong lờ đỏ lơ con mắt/Cá ngoài lờ ngúc ngoắc muốn vô”. Luận về các lý “khôn dại”, có câu ca: “Con cá không cắn câu, nghĩ rằng con cá dại...Vác cần về rồi, nghĩ lại con cá khôn!”. Ca dao dùng hình ảnh con cá để khuyên răn con trẻ: “Cá không ăn muối cá ươn/Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư!”. Làm món cá thì có câu: “Cá đồng nấu khế, cá bể nấu dưa, cá bống kho tiêu, cá thiều kho mỡ,...”.
Cô vợ trẻ phải để anh chồng nửa đêm đi giăng lưới bắt cá mùa nước thì có câu ca hờn ghen, đối đáp vợ - chồng: “Em hỏi anh giăng câu ra sao? Anh thả mồi anh đem câu giăng/Anh đem câu giăng, con cá nào ăn? Con cá ham mồi, con cá rồi đời, cá rồi đời/Em hỏi anh giăng câu vui không? Anh nói rằng anh vui sao không/Anh vui sao không như cá về sông/Như sáo xổ lồng, như sáo xổ lồng...”.

Trên các mũi thuyền ngược xuôi trên các nẻo đường sông nước, đầu mũi thuyền trong vùng ĐBSCL đều có vẽ con mắt thật to. Đây cũng là một tập quán xưa từ những lưu dân người Việt vùng Ngũ Quảng lan dần xuống miền Nam. Theo các lão ngư, dân thương hồ, khi xưa đi trên sông, thỉnh thoảng người dân phải chạm mặt với những con cá rất lớn, dài hơn 2 mét, đôi khi lớn cỡ một chiếc ghe chài có thể gây nguy hiểm cho người đi thuyền, họ vẽ cặp mắt trên mũi thuyền để an tâm hơn, người dân tin rằng khi con cá lớn thấy ghe thuyền nó tưởng là gặp một đối thủ to lớn hơn nên phải tránh, không tấn công.

Cho dù hiện nay khả năng gặp cá lớn trên sông hiếm hoi hơn ngày xưa rất nhiều, nhưng người dân châu thổ vẫn giữ tập quán vẽ cặp mắt trên mũi ghe thuyền, kể cả sà lan, tàu sắt đến hiện nay như một tín ngưỡng tạo linh hồn sinh vật cho phương tiện đi lại trên sông nước.

Cá là nguồn dinh dưỡng lớn nhất của người dân vùng hạ lưu sông Mêkông. Theo một báo cáo của Tổ chức Lương nông quốc tế (FAO), lượng cá nước ngọt đánh bắt ở bốn quốc gia vùng hạ Mêkông là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam cao gấp 4 lần lượng cá đánh bắt trung bình trên toàn thế giới (FAO, 2005), đặc biệt ở Campuchia lượng cá nước ngọt bắt được đạt gần 25 ký/người/năm, cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, nói đến tiêu thụ cá theo khu vực thì một điều tra của Hortle (2007) người dân ở vùng châu thổ Cửu Long chính là nhóm người ăn cá nước ngọt cao nhất thế giới, 34,5 ký cá/người/năm, trong khi trung bình trên thế giới một người chỉ ăn được 2,3 ký cá/năm. Con số tiêu thụ cá nước ngọt mỗi năm trên đầu người ở Campuchia là 32,3 ký, ở Lào là 24,5 ký và ở Thái Lan là 24,9 ký. Nếu kể thêm lượng cá nước mặn bắt được gần bờ biển thì con số cá tiêu thụ ở châu thổ Mêkông còn cao hơn nữa.
Châu thổ sông Mêkông xứng đáng là vựa lúa - vựa cá của cả nước, là nơi tạo ra những nghề sông nước liên quan: đánh cá, nuôi cá, đóng ghe xuồng, đan lưới, đan lờ, lợp, làm khô cá, làm mắm cá, là nơi có những tên nghề không đâu có: thầy nò. Thầy nò là một lão ông vùng sông nước có nhiều kinh nghiệm chiêu dụ cá vào bẫy lưới, gọi là đóng “đăng ven” và “xây rọ”.




Tượng cá thòi lòi ở Mũi Cà Mau.

 
Vào tháng 6 Âm lịch hàng năm, khi nước lũ đầu nguồn đổ về, mang theo nhiều tôm cá, người dân làm những tấm đăng dài hơn chục mét, giăng hình chữ V để gom cá tụ vào một rọ bầu ở cuối đáy chữ V. Thầy nò xổ búi tóc dài, lặn xuống nước, dò hướng chảy, thế đáy sông, đoán luồng cá đi để sao cho hiệu quả. Mái tóc dài của thầy nò đùa trôi trong dòng nước chính là để thầy biết hướng và sức nước chảy. Tuy là làm nghề nhưng thầy nò thường không nhận tiền công, chủ yếu giúp người dân bắt cá cho trúng mà thôi.
 
Ở vùng châu thổ giàu cá tôm này có hai tượng đài được nhiều người tham quan: tượng cá ba sa ở đầu nguồn vùng lũ tại thị xã Châu Đốc và tượng cá thòi lòi ở cuối mũi Cà Mau. Trong các loài thủy sản nước ngọt nuôi ở Việt Nam, có lẽ không có loài nào có sản lượng cao hơn cá ba sa, khoảng 1.120.000 tấn/năm.


 
Tượng cá thòi lòi ở Mũi Cà Mau.
 
Mũi Cà Mau là vương quốc của một loài cá thòi lòi rất đặc thù. Cá thòi lòi được các nhà khoa học gán cho một cái tên là “quái thú vùng đầm lầy ngập mặn”, nó vừa sống dưới nước, vừa sống trên cạn, có thể bơi như cá, chạy nhanh trên bãi bùn nhờ hai vây tiến hóa như chân, thòi lòi biết đào hang trong bùn, nó cũng có thể leo lên cây, đôi lúc phóng mình bay là là trong không trung.
 
Con cá thòi lòi ở Cà Mau khi trưởng thành có chiều dài cỡ 20 cen ti mét, được xem là lớn nhất trong các nơi có hiện diện giống thòi lòi ở các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á. Chính sự độc đáo này, cá thòi lòi được dựng tượng như một sinh vật tiêu biểu vùng tận cùng của đất nước. 
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc