TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.428
  • Tổng lượt truy cập: 7.679.791

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

KIỂM SOÁT CHẶT , KHÔNG NGẠI ĐIỆN THAN

Đăng lúc: Thứ sáu - 18/01/2019 04:41 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
Trong khoảng hơn 10 năm tới, nhiệt điện than vẫn là "xương sống" của nhiệt điện Thời gian qua, nhiều ý kiến lo ngại về ô nhiễm môi trường khi phát triển nhiệt điện than tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, tại hội thảo "Cần có cái nhìn đúng về nhà máy nhiệt điện than" tổ chức ngày 13-12, đại diện Bộ Công Thương khẳng định từ nay tới năm 2030 và nhiều năm sau, nhiệt điện than vẫn chiếm cơ cấu chủ yếu trong thị trường điện
Trong khoảng hơn 10 năm tới, nhiệt điện than vẫn là "xương sống" của nhiệt điện
Thời gian qua, nhiều ý kiến lo ngại về ô nhiễm môi trường khi phát triển nhiệt điện than tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, tại hội thảo "Cần có cái nhìn đúng về nhà máy nhiệt điện than" tổ chức ngày 13-12, đại diện Bộ Công Thương khẳng định từ nay tới năm 2030 và nhiều năm sau, nhiệt điện than vẫn chiếm cơ cấu chủ yếu trong thị trường điện.
 
Ông Lê Văn Lực - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương - cho biết hiện nay, nhiệt điện than cấp 37%-38% điện năng cho nhu cầu của đất nước. Theo quy hoạch được duyệt tới năm 2030, cả nước sẽ có hơn 70 nhà máy nhiệt điện than, ước cung cấp 53% điện năng cho cả nước.
 
Kiểm soát chặt, không ngại nhiệt điện than - Ảnh 1.
Phát triển nhiệt điện đang gây những lo ngại về môi trường. Trong ảnh: Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 ở Bình Thuận. Ảnh: LÊ TRƯỜNG
 
Dù xem nhiệt điện than là xương sống nhưng ngành điện cũng đang đối mặt với những thách thức về nguồn cung cấp than cho sản xuất. Bên cạnh đó là những lo ngại về mặt môi trường khi triển khai nhiệt điện than.
 
Đánh giá những lo ngại về mặt môi trường là có cơ sở nhưng theo ông Lực, vấn đề này có thể khắc phục được bằng các kiểm soát chặt công nghệ từ khâu lập dự án, triển khai và vận hành.
 
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Tân Bình, Trưởng Ban Khoa học Công nghệ - Môi trường Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho biết điện than nhiều thời điểm bị xem là "tội đồ" đối với môi trường dù những đóng góp chung cho sự phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn. Ông Bình khẳng định các nhà máy nhiệt điện than của EVN đang sử dụng công nghệ hiện đại không thua kém các nhà máy trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng tốt các yêu cầu về môi trường và được Trung tâm Năng lượng than Nhật Bản (JCOAL) đánh giá là thân thiện môi trường.
 
"Theo đánh giá thì tro xỉ của các nhà máy điện than đều thuộc chất thải rắn công nghiệp thông thường, không phải chất thải nguy hại và được phép tái sử dụng phục vụ mục đích xây dựng. Đã có nhiều đối tác liên hệ với các nhà máy nhiệt điện than để tiêu thụ tro xỉ" - đại diện EVN nói.
 
Không gây ung thư?
 
PGS-TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật nhiệt Việt Nam, cho biết thời gian qua, nhiều người lo ngại nhiệt điện than gây ô nhiễm môi trường, thậm chí phát thải kim loại nặng gây ung thư cho người dân sống gần nhà máy. Ông Nghĩa đánh giá những thông tin này chưa chuẩn xác, nhiều suy diễn, không có cơ sở khoa học, đồng thời khẳng định nhà máy nhiệt điện than có phát thải các kim loại nặng nhưng hàm lượng rất nhỏ, thấp hơn cả ngàn lần so với giới hạn cho phép.
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc