TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.426
  • Tổng lượt truy cập: 7.812.932

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Võ Nguyên Giáp : Vị tướng đặc biệt

Đăng lúc: Thứ sáu - 18/01/2019 04:42 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị "Tư lệnh của mọi tư lệnh, chính ủy của mọi chính ủy" - được cả thế giới tôn vinh; là người biết lắng nghe và quyết đoán, dù đã mất nhưng danh thơm mãi lưu truyền
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị "Tư lệnh của mọi tư lệnh, chính ủy của mọi chính ủy" - được cả thế giới tôn vinh; là người biết lắng nghe và quyết đoán, dù đã mất nhưng danh thơm mãi lưu truyền
Ngày 21-12, tại Hà Nội, hội thảo khoa học quốc gia về chủ đề "Đại tướng Võ Nguyên Giáp với văn hóa dân tộc" diễn ra nhằm tôn vinh và tổng kết những bài học từ những đóng góp, ảnh hưởng to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tư cách một nhà yêu nước vĩ đại, một nhà quân sự kiệt xuất, một nhà văn hóa lớn, một nhân cách Việt Nam cao đẹp ngời sáng, trong bảo tồn và phát huy các tinh hoa của nền văn hóa truyền thống Việt Nam, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
 
Minh chứng qua lịch sử
 
Theo Trung tướng Phùng Khắc Đăng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà quân sự kiệt xuất, vị tướng thiên tài đã được thế giới khẳng định. Thế giới tôn vinh, dành những danh hiệu cao quý cho người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam thì hẳn đó là một con người vĩ đại đã được minh chứng qua lịch sử.
 
"Biết lắng nghe và quyết đoán là phẩm chất hết sức cần thiết của một vị tổng tư lệnh trực tiếp cầm quân ở chiến trường. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã là một người như vậy. Hồi xưa, vua giao đại tướng cầm quân ra biên ải được toàn quyền quyết định về chiến trường "quyết trước, tâu sau". Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong chiến dịch Điện Biên phủ đã giao Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyền quyết định xử lý chiến trường như vậy" - nhà thơ Thanh Thảo bày tỏ và nhớ trong một cuộc hội thảo khoa học lịch sử về tướng Phạm Kiệt tổ chức trước đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư đến hội thảo. Thư có đoạn viết: "Anh Kiệt đã đến tận nơi kiểm tra trận địa pháo binh, phát hiện sự nguy hiểm khi bố trí pháo binh dã chiến tại một địa bàn tương đối bằng phẳng. Bản thân tôi thì đang khẩn trương theo sát tình hình củng cố của địch và suy nghĩ về quyết định thay đổi phương châm. Chính lúc đó thì nhận được ý kiến của anh Phạm Kiệt phát biểu bằng điện thoại. Anh trình bày vắn tắt tình hình và là người duy nhất lúc đó đã đề nghị tôi xem xét lại kế hoạch đánh nhanh. Anh Phạm Kiệt nói: "Anh Văn ạ, tôi ở đơn vị pháo đây, pháo triển khai bằng công sự dã chiến ở giữa cánh đồng, ban ngày bom đạn của địch chắc không thể trụ được. Đề nghị anh cân nhắc". Chỉ có anh Kiệt mới dám nói câu đó!". Và như chúng ta đã thấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lắng nghe và xác định ngay đó là một ý kiến chính xác.
 
Võ Nguyên Giáp: Vị tướng đặc biệt - Ảnh 1.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại một lễ kỷ niệm. (Ảnh chụp lại từ tác phẩm trong triển lãm của tác giả Nguyễn Đình Toán)
 
Chính ở những thời điểm dầu sôi lửa bỏng ấy, chiến trường cần một vị tổng tư lệnh phải biết lắng nghe. Và quan trọng hơn là sau khi nghe, nếu thấy những tư vấn ấy là đúng thì kiên quyết tìm biện pháp thực hiện. Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp là người thực sự biết lắng nghe, lời "nói thẳng nói thật" từ một người cấp dưới của mình là tướng Phạm Kiệt, để ngay sau đó đã có quyết sách đúng đắn.
 
Ví bản thân như hạt nước
 
Nhà Sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho biết sau cuộc hội thảo đầu tiên về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thời gian tới, Viện Hàn Lâm, Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện chiến lược sẽ tiếp tục mở các cuộc hội thảo về chủ đề này để tìm hiểu, bàn luận và làm rõ hơn vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
 
GS Nguyễn Đình Chú tâm đắc: "Cuộc đời tôi biết ơn Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất nhiều bởi nhờ ông mà tôi có hôm nay. Tôi nhớ như in những lần được gặp và tiếp xúc với Đại tướng. Những lần tiếp xúc là một khoảnh khắc thiêng liêng. Với chúng tôi, Đại tướng như ruột thịt, mặc dù ở vị trí cao nhưng trong giao tiếp với mọi người thì rất bình dị, nhẹ nhàng và chan hòa với tất cả. Với Đại tướng, chữ NHẪN luôn được đặt lên hàng đầu, NHẪN trong mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp, đó là một phẩm chất cao quý của Đại tướng".
 
Cùng tâm trạng, nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không thích ví mình như huyền thoại mà chỉ là một người bình thường. Bao giờ ông cũng chỉ ví bản thân như một hạt nước của biển cả mà thôi.
 
"Khi nói đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, phải nói đến Hồ Chí Minh. Tôi không hiểu bằng cách nào, linh cảm nào mà Bác Hồ nhìn ra một người thầy dạy sử và đưa lên làm Đại tướng của đất nước. Cả đời vị Đại tướng này không để thua một trận nào. Nhiều người còn ví ông giỏi hơn nhiều tướng lĩnh lừng danh trên thế giới" - nhà thơ Trần Đăng Khoa nói.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc