TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.432
  • Tổng lượt truy cập: 7.680.354

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Sáp nhập cơ quan tương đồng là cần thiết

Đăng lúc: Thứ ba - 12/02/2019 09:54 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
Nhiều chuyên gia cho rằng khi hợp nhất cơ quan Đảng và chính quyền, công việc sẽ trôi chảy, hiệu quả hơn bởi thu gọn được đầu mối, bớt các khâu trung gian

Tỉnh Hà Giang vừa thực hiện thí điểm hợp nhất tổ chức bộ máy theo nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Theo đó, địa phương này đã hợp nhất Sở Nội vụ với Ban Tổ chức Tỉnh ủy thành Ban Tổ chức - Nội vụ; Thanh tra tỉnh với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thành cơ quan Kiểm tra - Thanh tra tỉnh; Đảng bộ Khối doanh nghiệp tỉnh và Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh hợp nhất thành Đảng bộ khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh.

Sau khi hợp nhất, Hà Giang giảm được 3 đầu mối cơ quan cấp tỉnh, 18 đơn vị cấp phòng, 8 biên chế, 6 chức danh lãnh đạo cấp tỉnh.

Được giao giữ trọng trách Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra - Thanh tra tỉnh, ông Lê Quang Minh cho biết sau sáp nhập sẽ có những khó khăn về công tác cán bộ nhưng thời gian đầu sẽ cơ bản giữ nguyên để cán bộ, công chức yên tâm công tác. Các chế độ, chính sách sẽ được quan tâm, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của họ.
 

Việc hợp nhất một số cơ quan Đảng và chính quyền sẽ nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công việc. (Ảnh chỉ có tính minh họa)

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Giang Nguyễn Trung Tài sau khi hợp nhất đã giữ chức Trưởng Ban Tổ chức - Nội vụ. Ông Tài cũng cho biết khó khăn nhất là sắp xếp lại cán bộ sau khi hợp nhất. "Để tháo gỡ vướng mắc, theo lộ trình, tỉnh đang tiến hành sắp xếp khung cấp phó theo quy định; hạn chế sự chồng chéo về thực hiện chức năng, nhiệm vụ" - ông Tài nói.
 

Khi hợp nhất 2 cơ quan sẽ có 2 lãnh đạo nhưng chỉ chọn một người vào chiếc ghế duy nhất cho cơ quan hợp nhất, ông Tài cho biết địa phương đã cân nhắc và lựa chọn một trong 2 lãnh đạo làm cấp trưởng, người còn lại giữ chức vụ phó trưởng ban thường trực. Trong khi đó, các cấp phó của 2 cơ quan sau khi hợp nhất vẫn giữ nguyên và sẽ sắp xếp lại theo lộ trình bảo đảm giữ khung cấp phó theo quy định của Ban Bí thư.

Về lựa chọn người đứng đầu, chia sẻ với Báo Người Lao Động, ông Lê Quang Thưởng, nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương, cũng bày tỏ băn khoăn. Ông Thưởng cho rằng việc này nếu làm không khéo sẽ ảnh hưởng đến cả tập thể. Đặc biệt, phải chọn được người có năng lực, tầm nhìn, am hiểu cả 2 mảng việc thì mới quán xuyến được khối lượng công việc lớn hơn sau khi hợp nhất.
 

Bày tỏ sự ủng hộ việc hợp nhất, ông Thưởng nhìn nhận những cơ quan như Ban Tổ chức - Nội vụ, Thanh tra - Kiểm tra đều có những nét tương đồng về chức năng, nhiệm vụ nên sáp nhập với nhau là vô cùng thuận lợi. Tuy nhiên, sau sáp nhập cần tìm được tiếng nói chung giữa 2 cơ quan, tránh tình trạng "mạnh ai nấy làm".

Đồng quan điểm, PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, cũng cho rằng khi hợp nhất cơ quan Đảng và chính quyền, cần phải tìm được tiếng nói chung trong điều hành để phát huy hiệu quả. "Người đứng đầu phải thể hiện được vai trò để công tác lãnh đạo, chỉ đạo tập trung và thống nhất, không xảy ra tình trạng quyền này của anh còn quyền này của tôi" - ông Phúc nói và kiến nghị các địa phương cần giám sát chặt chẽ hoạt động của các cơ quan sau khi hợp nhất để sớm tổng kết, khắc phục những hạn chế, bất cập.
 

Lo mất "ghế"?

PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc cho biết việc hợp nhất 2 sở vào với nhau đã có địa phương làm nhưng triển khai hợp nhất một cơ quan Đảng và một cơ quan chính quyền cấp tỉnh thì Hà Giang đã tiên phong và cần được nhân rộng.

Cũng theo ông Phúc, các địa phương như Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Giang đã mạnh dạn tinh gọn bộ máy nhưng tại sao các nơi khác chưa thấy động tĩnh, có phải chưa thể hiện quyết tâm hay đang lo mất "ghế" lãnh đạo? "Tôi cho rằng việc hợp nhất, tinh gọn bộ máy là xu thế chung, không có địa phương nào có thể đứng ngoài cuộc" - ông Phúc nhấn mạnh.
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc