TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.428
  • Tổng lượt truy cập: 7.683.903

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Học tinh thần Pank – Hang – seo

Đăng lúc: Thứ ba - 12/02/2019 03:43 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng phát triển công nghiệp hỗ trợ cần có tinh thần như đội tuyển bóng đá Việt Nam do HLV Hàn Quốc Park Hang-seo dẫn dắt với một tầm nhìn chiến lược

Ngày 19-12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đồng chủ trì hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam.

 

Mới đáp ứng 10% nhu cầu

 

Năm 2018, cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phụ tùng, linh kiện và trên 1.500 DN sản xuất vật liệu cho ngành dệt may, da giày (chiếm gần 4,5% tổng số DN của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo). Đến tháng 11-2018, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm CNHT đạt 35 tỉ USD...

 

Tuy nhiên, sản phẩm CNHT trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Đến nay, các DN nội địa chỉ mới cung ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước về sản phẩm CNHT.

 

"Khoảng cách giữa yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia và năng lực đáp ứng của các DN sản xuất nội địa còn rất lớn" - Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nói và cho biết thêm một số DN Việt Nam đã tham gia cung ứng sản phẩm CNHT nhưng rất ít DN có chiến lược phát triển dài hạn để có thể đầu tư chiều sâu về thiết bị, công nghệ, quản lý cũng như nhân lực. Trong khi đó, chính sách thu hút các DN đầu tư nước ngoài (FDI) chưa gắn với các ràng buộc về trách nhiệm phát triển hệ thống nhà cung ứng nội địa tại Việt Nam.

 

Tại hội nghị, các DN thẳng thắn chỉ ra ngành CNHT Việt Nam chưa phát triển được là do còn quá nhiều vướng mắc trong chính sách thúc đẩy CNHT. Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ôtô Trường Hải (THACO), cho biết một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ tuy đã được quy định trong Nghị định số 111/2015 nhưng còn chịu sự điều chỉnh của các luật chuyên ngành. Việc tổ chức thực hiện một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ còn gặp nhiều vướng mắc; các cơ chế về ưu đãi tín dụng, đầu tư, ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, đặc biệt là phân bổ nguồn lực để triển khai các chính sách về CNHT chưa được cụ thể hóa… Việc thiếu các cơ chế này khiến DN CNHT khó khăn trong tiếp cận các hỗ trợ và ưu đãi. Bên cạnh đó, công tác thực thi chính sách về CNHT còn rất hạn chế, chưa tạo ra chế tài chặt chẽ buộc phải tuân thủ về việc bố trí các nguồn lực để triển khai.

 

Ông Dương đề xuất miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho tỉ lệ % linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước để khuyến khích CNHT phát triển và giảm giá xe cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có những chính sách hợp lý nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định sản xuất trong thời gian dài để DN đẩy mạnh đầu tư phát triển CNHT.

 

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup Võ Quang Huệ nhìn nhận DN Việt Nam không phát triển được CNHT vì không nắm được quyền mua bán, không hiểu tập đoàn lớn cần những nguyên phụ liệu nào. Theo ông Huệ, Việt Nam có rất nhiều trung tâm triển lãm, hội chợ, nghiên cứu và sáng tạo, logistics nhưng lại không tích hợp vào một địa chỉ.

 

"Tích hợp rất quan trọng bởi khi nước ngoài vào, họ chỉ cần đi một nơi là biết được chúng ta có gì, đang làm gì và làm như thế nào" - ông Huệ kiến nghị phải có các khu tích hợp để triển lãm thành tựu, trưng bày nghiên cứu, chào bán hàng hóa, trưng bày ý tưởng... "Chúng tôi mong muốn Chính phủ xây dựng các trung tâm tích hợp để CNHT Việt Nam giới thiệu cho các DN quốc tế tới, đặt trụ sở ở Việt Nam" - ông Huệ bày tỏ.

 

"Bình bình làm sao thành công được"

 

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhìn nhận CNHT là "bánh đà" cho phát triển, vì thế các DN đầu tàu phải tham gia tích cực vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, Việt Nam còn thiếu các DN đầu tàu, đủ khả năng dẫn dắt các lĩnh vực CNHT.

 

Cùng nhận xét như Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, ông Trần Tuấn Anh chỉ rõ nhà nước chưa có chính sách tạo ra những liên kết giữa các DN này và các DN CNHT. "Mối quan hệ ràng buộc giữa ưu đãi của các DN sản xuất những sản phẩm hoàn chỉnh và nghĩa vụ đối với các DN nhỏ và vừa chưa được thể hiện trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào" - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ.

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đánh giá CNHT còn nhiều tồn tại, hạn chế. Thủ tướng yêu cầu: "Tinh thần là làm sao Việt Nam thành một cứ điểm cho sản phẩm của các tập đoàn đa quốc gia. Phát triển CNHT cần có tinh thần như đội bóng quốc gia Việt Nam do HLV Hàn Quốc Park Hang-seo dẫn dắt với tầm nhìn chiến lược về bố trí đội hình, dành nguồn lực, cả thể lực và trí lực chứ bình bình thì làm sao thành công được".

 

Thủ tướng nhấn mạnh phải nghiên cứu phát triển, áp dụng công nghệ 4.0, kỷ nguyên số vào thực tế ở Việt Nam, trong CNHT. "Chúng ta không thể làm hết tất cả các phụ tùng, chi tiết liên quan nhưng nếu ôtô làm được 40%-45% chi tiết phụ tùng thì đã thành công căn bản CNHT" - Thủ tướng gợi ý.

 

Thủ tướng đề nghị làm rõ hơn vai trò của DN đầu tàu trong việc hỗ trợ, dẫn dắt DN CNHT của Việt Nam phát triển và yêu cầu Bộ Công Thương, các bộ chức năng chủ trì nghiên cứu, đề xuất các trung tâm nghiên cứu phát triển này đồng thời nghiên cứu, đề xuất những ưu đãi, hỗ trợ để phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển.

 

Sau hội nghị này, với sự hướng dẫn của Bộ Công Thương, một số địa phương cần có chương trình hành động để phát triển CNHT.

 

Mục tiêu có 2.000 DN tham gia chuỗi

 

Về mục tiêu phát triển CNHT, Thủ tướng cho biết đến năm 2020, Việt Nam có sản phẩm CNHT có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa; chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp; có khoảng 1.000 DN đủ năng lực cung ứng cho các DN lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam. Đến năm 2030, sản phẩm CNHT đáp ứng được 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa; chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp; có khoảng 2.000 DN đủ năng lực cung ứng cho các DN lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam.

 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc