TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.427
  • Tổng lượt truy cập: 7.219.284

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Khuyến khích kiều bào trẻ về nước khởi nghiệp

Đăng lúc: Thứ sáu - 18/01/2019 17:09 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
Lực lượng trí thức ở nước ngoài là một trong những nguồn lực quan trọng xây dựng Việt Nam thành quốc gia khởi nghiệp
Lực lượng trí thức ở nước ngoài là một trong những nguồn lực quan trọng xây dựng Việt Nam thành quốc gia khởi nghiệp
Ngày 12-12, Hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp (DN) kiều bào với lãnh đạo sở, ngành TP đã được tổ chức với chủ đề "Cơ hội và thách thức đối với người Việt Nam ở nước ngoài về khởi nghiệp tại TP HCM". Theo các chuyên gia, TP HCM đang là điểm đến khởi nghiệp của nhiều kiều bào trẻ. Mỗi năm có khoảng 30.000 bạn trẻ người Việt ở nước ngoài về TP thăm quê, tìm kiếm cơ hội kinh doanh cũng như xây dựng sự nghiệp ở Việt Nam.
 
Khuyến khích kiều bào trẻ về nước khởi nghiệp - Ảnh 1.
Một doanh nghiệp khởi nghiệp giới thiệu sản phẩm mới tại hội nghị để tìm đối tác, nhà đầu tư là Việt kiều. Ảnh: THÁI PHƯƠNG
 
Vài năm nay, làn sóng khởi nghiệp tại TP đang phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng DN và thế hệ trẻ. Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ TP nhìn nhận sự phát triển của cộng đồng đổi mới sáng tạo ngày càng mạnh mẽ khi TP đã có hơn 20 đối tác nước ngoài liên kết hỗ trợ, 24 cơ sở ươm tạo, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, 12 không gian khởi nghiệp và hơn 760 DN khởi nghiệp hình thành. Có điều, hầu hết DN mới thành lập khoảng 1 năm, đang trong giai đoạn đánh giá thị trường, số DN mở rộng kinh doanh còn hạn chế. Ngoài ra, DN khởi nghiệp có vốn dưới 1 tỉ đồng chiếm gần 60% cho thấy vốn khởi nghiệp rất thấp, số còn lại đang tìm nhà đầu tư hoặc chưa được tài trợ vốn.
 
Trong 2 năm qua, TP đã có nhiều chính sách hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp. Tổng cộng, TP đã chi khoảng 90 triệu USD ngân sách cho các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Nhưng, theo Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài TP HCM, hoạt động khởi nghiệp cần rất nhiều sự hỗ trợ không chỉ về vấn đề tài chính, mà còn vấn đề kiến thức, kinh nghiệm... Và lực lượng trí thức ở nước ngoài là một trong những nguồn lực quan trọng xây dựng Việt Nam thành quốc gia khởi nghiệp.
 
Dù vậy, chia sẻ tại hội nghị, nhiều bạn trẻ khởi nghiệp là kiều bào cho biết họ gặp khá nhiều khó khăn khi khởi nghiệp ở Việt Nam. Như việc điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ chưa theo kịp sự chuyển biến quá nhanh của cộng đồng khởi nghiệp. Môi trường, điều kiện cho khởi nghiệp gồm hệ thống khung pháp lý, chính sách hỗ trợ, quỹ đầu tư mạo hiểm... còn nhiều vướng mắc. Theo các DN, việc hoàn thiện các điều kiện cho khởi nghiệp, trong đó chú trọng chính sách tài chính là yêu cầu bức thiết giúp cộng đồng khởi nghiệp vươn lên nhanh chóng.
 
Cùng ngày, tại tọa đàm Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp vùng Nam Bộ do Cục Phát triển thị trường và DN khoa học và công nghệ (thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ), Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ - SIHUB và INNOTEK tổ chức ở TP HCM, các đại biểu cho rằng nhà nước đang khuyến khích khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các địa phương đang xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và bắt đầu có một số hoạt động. Điển hình như Bình Dương có nhiều tiềm năng phát triển khởi nghiệp như có hơn 3.000 dự án đầu tư nước ngoài, nhiều dự án đầu tư trong nước, hạ tầng viễn thông phát triển, chính quyền Bình Dương đang có đề án phát triển thành phố thông minh… UBND tỉnh Bình Dương cũng đã giao mặt bằng cho Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh làm Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (như SIHUB của TP HCM).
 
Mặc dù vậy, Bình Dương đang gặp một số khó khăn khi xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. Ông Nguyễn Quốc Cường, Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Bình Dương, đặt vấn đề cần và nên làm gì để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp; tập trung cho các hoạt động nào; làm sao thu hút các DN khởi nghiệp, nhà đầu tư, vận hành hiệu quả trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp… Đồng thời, đề xuất xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp Đông Nam Bộ. Theo ông Cường, hiện mạng lưới cố vấn, nhà đầu tư, các chương trình kết nối… chủ yếu tập trung ở TP HCM, các DN hoặc nhà đầu tư tỉnh cũng đổ về TP HCM tìm cơ hội kết nối.
 
Trước yêu cầu thực tế của các địa phương, ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc SIHUB, cho biết đơn vị đã thiết kế hệ sinh thái khởi nghiệp vùng Nam Bộ. TP HCM sẽ giữ vai trò trung tâm. "Mỗi địa phương cần có không gian, đầu tư hạ tầng kỹ thuật để tạo hệ sinh thái khởi nghiệp offline lẫn online. Các DN địa phương muốn tìm cố vấn, dịch vụ pháp lý... có thể truy cập vào website của chúng tôi để tìm kiếm. SIHUB đang kết nối với các nguồn cung ứng công nghệ toàn cầu, các trường học… " - ông Tước diễn giải.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc