TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.426
  • Tổng lượt truy cập: 7.813.053

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Y tế Thế Giới và VN năm 2018. Ấn tượng và sóng gió

Đăng lúc: Thứ tư - 20/02/2019 04:32 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
Năm 2018, thế giới phải chứng khiến nhiều loại dịch bệnh cũ bùng phát ở một số nơi, tuy nhiên vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Thế giới cũng chứng kiến những bước đi tiến bộ trong việc điều trị các căn bệnh ung thư, HIV... Còn tại Việt Nam, năm qua ngành y tế có sự thành công về lĩnh vực vắc xin.
Thế giới

Ngày 8/5/2018, dịch Ebola đã bất ngờ bùng phát lần thứ 9 và xảy ra ở phía đông bắc Cộng hòa Dân chủ Congo (châu Phi). Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhanh chóng thông báo đến các quốc gia để phòng bệnh lây lan.
Trong vòng 1 tháng, loại dịch bệnh này đã giết chết 27 người tại Congo. WHO đã tiến hành phối hợp với Congo thực hiện chiến dịch tiêm chủng cho hơn 3.300 người. Đến ngày 24/7/2018, Congo tuyên bố chấm dứt dịch bệnh. Qua đó, có 33 người chết vì loại vi rút này. Trước đó, giai đoạn từ năm 2013 - 2016, Ebola đã giết chết 11.000 người.
Trong đợt dịch này, y tế thế giới có thành tựu mới, khi các nhà khoa học Trung Quốc đã điều chế thành công huyết thanh MIL77E điều trị Ebola và được sử dụng thành công ở Congo.

Ngày 1/10/2018, Viện Karolinska của Thụy Điển đã trao giải Nobel Y học cho hai nhà khoa học là James P. Allison (người Mỹ) và Tasuku Honjo (người Nhật Bản) vì công trình nghiên cứu điều trị ung thư bằng cơ chế ức chế miễn dịch âm tính. Ủy ban Nobel cho biết, các công trình của 2 nhà khoa học đã tìm ra cách lợi dụng hệ thống miễn dịch, giải phóng cơ chế ức chế tế bào miễn dịch để chống lại tế bào ung thư. Các phát kiến của họ đã mở ra nguyên lý mới cho việc điều trị căn bệnh này.
Về điều trị bệnh HIV, ngày 10/12/2018, các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra một gien “khắc tinh” của HIV bên trong não người có thể giúp tạo ra phương pháp chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh quái ác này. Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Illinois (Mỹ) đã công bố về một gien đặc biệt được gọi là Tat, nằm ngay bên trong não người, có thể là “chiến binh” kỳ diệu giúp chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh HIV.

Trong năm qua, thế giới cũng chứng kiến thành công của ca ghép gan cho con đầu tiên từ người mẹ nhiễm HIV. Theo đó, các bác sĩ thuộc Đại học Witwatersrand ở thành phố Johannesburg (Nam Phi) cho biết, hơn một năm sau ca phẫu thuật vào năm 2017, hiện vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy đứa trẻ nhiễm HIV từ người mẹ.
Trưởng nhóm phẫu thuật, bác sĩ Jean Botha cho biết các loại thuốc điều trị cho đứa trẻ có thể đã ngăn chặn sự lây nhiễm HIV. Hiện người mẹ và đứa trẻ đã hồi phục hoàn toàn sau ca phẫu thuật và trong tình trạng sức khỏe tốt.


Giải Nobel Y học đã được trao cho hai nhà khoa học là James P. Allison (người Mỹ) và Tasuku Honjo (người Nhật Bản) vì công trình nghiên cứu điều trị ung thư bằng cơ chế ức chế miễn dịch âm tính.
Việt Nam

Trong năm qua, Y tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong một số lĩnh vực, đóng góp vào sự phát triển của nước nhà và thế giới.
Cụ thể, ngày 25/9, tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC - Bộ Y tế), WHO, PATH (một tổ chức quốc tế về y tế toàn cầu) và Cơ quan Nghiên cứu phát triển tiên tiến về Y sinh học (BARDA - thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi con người Mỹ) đã công bố kết quả các thử nghiệm lâm sàng của 2 vắc xin được sản xuất trong nước là vắc xin cúm mùa và cúm đại dịch.
TS. Lê Văn Bé, Viện trưởng IVAC cho biết các vắc xin đã thử nghiệm thành công gồm: Vắc xin cúm phòng 3 chủng là A/H1N1, A/H3N2 và B; vắc xin cúm tiền đại dịch A/H5N1. Trong đó, cúm A/H5N1 là một loại chủng cúm gia cầm lây truyền sang người trong những năm qua. Các vắc xin này dự kiến sẽ được cấp phép lưu hành vào năm 2019.

Trong năm qua, WHO cũng đã công bố Việt Nam đã loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết ra khỏi các vấn đề y tế công cộng. Bệnh giun chỉ bạch huyết, hay còn gọi là bệnh phù chân voi, là một căn bệnh nhiễm ký sinh trùng do muỗi làm lây truyền sang con người. Bệnh giun chỉ bạch huyết phá hỏng khả năng của cơ thể trong việc thoát và phân phối lại dịch bạch cầu và thường gây sưng nặng ở chân, tay và các bộ phận khác của cơ thể…
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hai năm tới Việt Nam sẽ tự sản xuất thêm được vắc xin 5 trong 1 (vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib) để dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng.


 
Trong năm 2018, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công về vắc xin
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc