TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.419
  • Tổng lượt truy cập: 7.615.185

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Lọt vào danh sách giàu nhất Việt Nam nhờ tài sản của cha mẹ

Đăng lúc: Thứ tư - 20/02/2019 02:23 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
Các năm trước danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam thường được phủ đầy bằng loạt doanh nhân tài ba. Tuy nhiên, vài năm gần đây, thế hệ F2 xuất hiện và ghi tên mình vào các vị trí cao. Dù vậy, họ không để lại nhiều dấu ấn bởi khối tài sản khổng lồ mà họ có được chủ yếu nhờ chuyển giao cổ phiếu từ cha mẹ.


Ông Trần Hùng Huy không chỉ “thừa kế” cổ phiếu ACB mà còn nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT ACB  
 
Năm 2006 thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ. Rất nhanh chóng sau đó, nhiều trang báo điện tử bình chọn danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Khoảng thời gian đầu, danh sách được phủ đầy bằng những doanh nhân tài ba. Không có nhiều cậu ấm, cô chiêu đặt chân được vào “bảng vàng” này.
 
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, ngày càng nhiều thế hệ F2 “trấn giữ” những vị trí cao của danh sách “Những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam”. Điều đáng nói là đa số các cậu ấm, cô chiêu đều không giàu tự thân. Họ trở thành tỷ phú nhờ nắm giữ cổ phiếu tại công ty do cha mẹ thành lập nên.
Giàu nhất thế hệ F2 trên sàn chứng khoán là Hồ Anh Minh, con trai ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Nhờ sở hữu hơn 93 triệu cổ phiếu TCB, chàng trai Hồ Anh Minh đứng ở vị trí 22 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với hơn 2.550 tỷ đồng.



Bà Đặng Huỳnh Ức My là phái đẹp hiếm hoi trong danh sách thế hệ F2 giàu nhất sàn chứng khoán.
 
Thiếu gia họ Hồ thậm chí còn giàu có hơn nhiều doanh nhân nổi tiếng khác như ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), ông Nguyễn Duy Hưng Chủ tịch HĐQT CTCP chứng khoán SSI, ông Trương Gia Bình Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FPT…
 
Trong danh sách thế hệ F2, người đứng thứ hai sau Hồ Anh Minh là thiếu gia Trầm Trọng Ngân, con trai “huyền thoại ngân hàng” Trầm Bê. Nhiều năm trước đây, ông Trầm Trọng Ngân thường xuyên đứng ở vị trí số 1. Khối tài sản mà cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín mang lại cho ông Ngân “chỉ” hơn 1.100 tỷ đồng.
Thế hệ F2 giàu thứ 3, bà Đặng Huỳnh Ức My là tiểu thư nắm nhiều tài sản sàn chứng khoán. Bà là con gái của ông Đặng Văn Thành sớm gia nhập thương trường trong lĩnh vực mía đường. Biến cố bất ngờ và không có gì đẹp ập đến đối với Đặng gia khiến chuỗi doanh nghiệp của họ Đặng lao đao, nhưng cho tới nay tiểu thư họ Đặng vẫn nắm giữ khối tài sản lên đến 1.077 tỷ đồng.

 
/var/folders/69/r_nh2ysj7sj71dnl2ybgbq1r0000gn/T/com.microsoft.Word/WebArchiveCopyPasteTempFiles/00716aa629e7c0b999f6.jpg
 
Techcombank đóng góp nhiều đại diện nhất cho danh sách thế hệ F2 giàu nhất sàn chứng khoán.
 
Cũng giống như ông Hồ Anh Minh, ông Trầm Trọng Ngân sở hữu cổ phiếu tại công ty do cha thành lập, nhưng ông Trần Hùng Huy lại có vị trí quan trọng hơn. Suốt nhiều năm qua, ông Huy đã thực hiện tốt vai trò Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).

Sau khi Ngân hàng ACB lao đao vì sự cố bầu Kiên, con trai đại gia ngân hàng Trần Mộng Hùng được bổ nhiệm vào chiếc ghế cao nhất tại ACB trong sự ngờ vực của nhiều người. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ACB đã vượt qua được khó khăn và cổ phiếu tăng đáng kể. Nhờ vậy, tài sản trên thị trường chứng khoán của ông Huy tăng lên hơn 1.000 tỷ đồng giúp ông Huy leo lên vị trí thứ 4 của F2.

Người đứng ở vị trí thứ 5 trong danh sách các F2 giàu nhất chính là Đặng Quang Tuấn, con trai ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB).Xuất thân từ ngành mỏ nhưng ông Vỹ đã có bước tiến ngoạn mục trong ngành ngân hàng. Khi phát triển VIB, ông Vỹ chia tài sản của mình cho người thân. Và con trai Đặng Quang Tuấn được sở hữu hơn 39 triệu cổ phiếu VIB, chỉ thấp hơn cha chút xíu. Nhờ vậy, thiếu gia họ Đặng có hơn 700 tỷ đồng trên sàn chứng khoán.
 
/var/folders/69/r_nh2ysj7sj71dnl2ybgbq1r0000gn/T/com.microsoft.Word/WebArchiveCopyPasteTempFiles/0b5058871bc6f298abd7.jpg

TPBank cũng tạo ra nhiều tỷ phú chứng khoán.

 
Lại thêm một thiếu gia ngành ngân hàng trở thành tỷ phú nhờ nắm giữ cổ phiếu trong công ty do cha mẹ thành lập. Đó là Nguyễn Cảnh Sơn Tùng, con trai ông Nguyễn Cảnh Sơn, Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank. Nhờ sở hữu 21 triệu cổ phiếu TCB, ông Sơn Tùng có gần 600 tỷ đồng trên sàn chứng khoán.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cũng sản sinh ra tỷ phú thế hệ F2. Đó là Đỗ Minh Quân, con trai ông Đỗ Anh Tú, Phó Chủ tịch HĐQT TPBank. Thiếu gia họ Đỗ có 560 tỷ đồng nhờ cổ phiếu TPB.

Nhìn vào danh sách trên, có thể thấy các đại gia Việt có xu hướng chuyển giao tài sản cho con trai nhiều hơn. Rất ít phái đẹp lọt vào danh sách này. Bên cạnh bà Đặng Huỳnh Ức My, Trần Phương Ngọc Giao là cái tên hiếm hoi. Nhờ sở hữu hơn 5,4 triệu cổ phiếu PNJ của CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, ái nữ của bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT PNJ, Ngọc Giao có 541 tỷ đồng trên sàn chứng khoán.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc